Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

Một số khái niệm trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ Empty Một số khái niệm trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

Một số khái niệm trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Thu Nov 04, 2010 11:21 pm
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
Admin
Admin
Admin

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
311%/1000%

Tài năng:%/100%

Liên lạc
http://bsyhdp.co.cc

Thông tin thành viên
» Tổng số bài gửi : 311
» Points : 953
» Reputation : 34
» Join date : 14/10/2010
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: Một số khái niệm trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ


Một số khái niệm trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Đào tạo theo học chế tín chỉ là một trong 7 bước đi quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010. Theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngay trong năm 2006 – 2007 các trường phải tập trung triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ và phải hoàn thành vào năm 2010.
* Tín chỉ: Tín chỉ là một đại lượng đo lường toàn bộ thời gian bắt buộc của một sinh viên bình thường để học một môn học cụ thể. Theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo một tín chỉ tương đương với 15 giờ học lý thuyết ở trên lớp; 30 giờ thực tập trong phòng thí nghiệm; 45 – 60 giờ đi thực tập, thực tế, thực địa. Để học một giờ tín chỉ sinh viên phải chuẩn bị trước khi lên lớp và tự học từ 2 – 4 giờ. Để hoàn thành một tín chỉ thời gian đào tạo 15 tuần. Như vậy với khái niệm tín chỉ, không phải chỉ đơn thuần là khối lượng kiến thức giảng viên phải chuyển tải cho sinh viên và sau đó được đo lường bằng kết quả thi của sinh viên mà còn được đo lường bằng toàn bộ thời gian tự học của sinh viên (tự học bài mới trước khi lên lớp, tự học chủ động ngay trên lớp dưới sự hướng dẫn của giảng viên, tự học sau khi lên lớp ở nhà và tự học trong giờ thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của giảng viên). Để sinh viên tự học tốt và tự nhận thức được các vấn đề khoa học, giảng viên ngoài nhiệm vụ chuyển tải kiến thức cho sinh viên còn dành phần lớn thời gian và công sức vào việc hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho sinh viên tự tìm kiếm kiến thức ở ngoài lớp học. Các hoạt động học tập của sinh viên sẽ được giảng viên liên tục định hướng, uốn nắn, đánh giá trong suốt quá trình học tập. Trong đào tạo theo tín chỉ sẽ giảm áp lực thi hết môn cho sinh viên và dần thay thế bằng đánh giá sinh viên trong cả quá trình học tập. Vấn đề không phải ở chỗ sinh viên có thuộc lòng giáo trình hay không mà chủ yếu đánh giá thái độ chuyên cần tham gia xây dựng bài học, khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, khả năng thực hành tay nghề, lòng ham hiểu biết, say mê nghiên cứu môn học, khả năng học hiểu thấu đáo, đào sâu đến tận gốc rễ của từng vấn đề, học tập theo hướng nghiên cứu.
Tín chỉ cũng là một phần kiến thức tương đối hoàn chỉnh cần phải trang bị cho sinh viên để làm nền tảng cho các học phần về sau hoặc là những kiến thức không thể thiếu để phục vụ nghề nghiệp của sinh viên sau này nên mỗi tín chỉ luôn phải có mục tiêu, mục đích rõ ràng, nên kiên quyết cắt bỏ những phần kiến thức trùng lặp (một nội dung do nhiều bộ môn giảng dạy) hoặc không cần thiết cho sinh viên để giảm tải chương trình từ đó có thời gian và điều kiện rèn luyện khả năng tự học, kỹ năng thực hành tay nghề cho sinh viên.
* Học phần là một khái niệm gần đồng nghĩa với môn học nhưng không phải môn học. Một môn học có thể bao gồm nhiều học phần hoặc một học phần có thể bao gồm kiến thức của 2 hoặc 3 môn học.
Học phần là một khối lượng kiến thức thường từ 2 – 4 tín chỉ, được tổ chức đào tạo trọn vẹn trong một học kỳ. Học phần bao gồm kiến thức tương đối trọn vẹn về một hoặc một số lĩnh vực kiến thức khoa học cụ thể. Không nên có những học phần chỉ có một tín chỉ vì như vậy kiến thức sẽ bị cắt vụn, khó tổ chức đào tạo và tăng gánh nặng kiểm tra đánh giá đối với sinh viên. Những học phần trên 4 tín chỉ dễ dẫn đến quá tải và cũng khó khăn cho tổ chức đào tạo.
Trong đào tạo theo tín chỉ sẽ có khái niệm:
Học phần học trước là các học phần phải học trước thì mới đảm bảo tính lôgic cho các học phần về sau. Ví dụ phải học giải phẫu, sinh lý, mô học trước để học giải phẫu bệnh, sinh lý bệnh, sinh hóa sau; phải học các kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở ngành trước, học các kiến thức chuyên ngành sau.
Học phần học song hành là các học phần luôn luôn phải đi kèm với nhau, thường gặp ở các học phần vừa có lý thuyết vừa có thực hành. Ví dụ: Nội lý thuyết phải đi kèm với Nội lâm sàng để bổ trợ cho nhau…
Học phần tự chọn trong chương trình là những học phần bắt buộc phải tự chọn trong chương trình đào tạo, theo hướng ngành nghề mình yêu thích.
Học phần tự chọn ngoài chương trình (học thêm) là những học phần không bắt buộc đối với sinh viên. Những sinh viên có thể nộp học phí để học thêm, để mở mang kiến thức và làm cơ sở cho học bằng 2 sau này.
Để đánh giá các học phần: có các điểm thường xuyên, giữa kỳ và hết môn, các điểm này đều có hệ số và điểm học phần là trung bình cộng của các điểm trên theo hệ số của từng loại điểm. Tất cả các loại điểm trên đều lấy đến 1 chữ số thập phân (theo thang điểm 10).
Điểm kiểm tra thường xuyên: là điểm đánh giá thái độ tham gia xây dựng và nắm vững bài học, thảo luận, trả các bài tập về nhà, mức độ hoàn thành các bài thực tập, điểm cho trong các buổi giao ban, trong các buổi bình bệnh án, trong các buổi giảng viên tổ chức đi buồng... Điểm thường xuyên có tác dụng làm cho sinh viên luôn luôn phải cố gắng học tập để đáp ứng được các yêu cầu giảng viên đề ra (các yêu cầu này về cơ bản đã được thể hiện trong các mục tiêu của học phần, mục tiêu của bài học và trong đề cương giảng dạy của các giảng viên). Khi cho điểm thường xuyên, không nhất thiết chỉ đánh giá một lần là cho điểm ngay, giảng viên có thể thông qua kiểm tra thường xuyên đánh giá được mức độ nhận thức, khả năng tích cực, mức độ hiểu bài, mức độ nắm chắc vấn đề để cho điểm sao cho đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng và khuyến khích được khả năng tự học của sinh viên (đây là vấn đề hết sức quan trọng trong giảng dạy tích cực ).
Kiểm tra giữa kỳ và thi hết học phần: có rất nhiều hình thức kiểm tra như tự luận, trắc nghiệm, thực hành tay nghề, bài tập lớn, bài tập nhỏ. Nhưng muốn để sinh viên biết sâu, học rộng và biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo thì nên giảm các câu hỏi, giảm các hình thức kiểm tra trí nhớ đơn thuần, học thuộc lòng (vì học thuộc lòng rất tốn thời gian mà lại chóng quên). Nếu phải học thuộc lòng nhiều sinh viên sẽ không còn thời gian để đọc sách, nghiên cứu tài liệu... Nên chuyển hướng kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, phê phán, thực hành tay nghề của sinh viên, tạo cho sinh viên có thói quen suy nghĩ độc lập, sáng tạo.
*Thảo luận: Seminar hay thảo luận nhóm (nhóm lớn hoặc nhóm nhỏ) được coi là phương pháp học tập thực sự tích cực nhất của sinh viên và nếu tổ chức tốt thì sẽ rất có hiệu quả trong giảng dạy tích cực. Để chuẩn bị cho seminar tốt, giảng viên phải chuẩn bị các vấn đề hoặc các đề tài nhỏ để cung cấp trước cho sinh viên. Các vấn đề phải hàm chứa kiến thức quan trọng của bài học hoặc của chương trình đã học qua, yêu cầu vận dụng kiến thức đã học vào thực tế hoặc để giải quyết các vấn đề thuộc về nhận thức cần được khẳng định.
Về phía sinh viên, để chuẩn bị cho seminar sinh viên phải tự tìm kiếm tri thức trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, tự phân tích tổng hợp và vận dụng tri thức đã có để giải quyết nhiệm vụ. Qua đó sinh viên phát triển mạnh được phương pháp tự học, phương pháp nhận thức khoa học, phương pháp tự nghiên cứu, rèn luyện được tư duy sáng tạo.
Sinh viên đại diện hoặc được chỉ định sẽ báo cáo thảo luận trước lớp hoặc nhóm, hình thức báo cáo có thể nói trước lớp, trình bày trên bảng, trình chiếu hoặc kết hợp các hình thức trên. Sinh viên của nhóm sẽ phát biểu để bổ sung báo cáo cho đầy đủ hoặc trả lời các phản biện của sinh viên các nhóm khác. Điều đó rèn luyện tư duy sáng tạo, ý thức hợp tác, tinh thần tập thể, rèn luyện kỹ năng diễn đạt các vấn đề khoa học trước đám đông.
Giảng viên theo dõi buổi thảo luận, ghi nhận những ý kiến đúng, uốn nắn quan niệm sai lầm, định hướng thảo luận để sinh viên tự tìm ra được những kết luận cần thiết và đánh giá, kết luận buổi thảo luận.
Trong seminar, thảo luận nhóm có thể cho điểm để đánh giá và khuyến khích sinh viên học tập. Điểm thảo luận nên đánh giá như sau: điểm thảo luận đánh giá theo thang điểm 10, lấy đến 1 chữ số thập phân theo quy định của quy chế (phần báo cáo chung, cho điểm cả nhóm tối đa 5 điểm/sinh viên + điểm sinh viên trực tiếp đóng góp trong thảo luận cho tối đa 5 điểm/sinh viên), sinh viên nào nắm vững vấn đề được phân công sẽ được điểm cao, sinh viên không tham gia hoặc không nắm vững vấn đề thảo luận sẽ được điểm thấp hoặc chỉ được điểm trong phần báo cáo chung của nhóm. Cho điểm như vậy vừa khuyến khích được tinh thần làm việc tập thể của các thành viên trong nhóm vừa cá thể hóa được quá trình học tập của từng sinh viên.
Sinh viên học tập trong tín chỉ
Sinh viên thời nào cũng phải tự học, không tự học không được tốt nghiệp ra trường. Vì học tập là một quá trình chủ động, tích cực, sáng tạo, tự giác nên thầy không thể học thay trò, chỉ có điều tự học trước hay sau khi giảng viên lên lớp, tự học thụ động hay chủ động sáng tạo. Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, với mục đích đào tạo ra những người có khả năng tự học vươn lên, vì với khối lượng tri thức rất lớn trong chương trình đào tạo nên sinh viên không thể học thuộc lòng tất cả các bài học. Sinh viên phải tự học, tự tìm hiểu để biết bản chất vấn đề, vận dụng được lý thuyết vào thực tiễn, nói được làm được, biện luận được, phân tích, tổng hợp, so sánh được. Sinh viên phải tự đọc tài liệu trước khi lên lớp, đọc tài liệu và nghiền ngẫm những vấn đề trong tài liệu là hết sức quan trọng. Đọc tài liệu trước khi lên lớp sinh viên có thể nắm được từ 30 – 60% các kiến thức thuộc về mục tiêu bài giảng, nắm được bao nhiêu còn tùy thuộc vào từng bài học, tùy thuộc vào năng lực, sức tập trung của từng sinh viên. Các vấn đề còn chưa nắm được, chưa hiểu được đều phải được đánh dấu lại để tìm hiểu trong tài liệu tham khảo và sẽ trở thành vấn đề đặc biệt quan tâm trong giờ học có giảng viên hướng dẫn.
Ở trên lớp giảng viên sẽ kiểm tra nhận thức của sinh viên để uốn nắn những nhận thức chưa đúng và củng cố các khái niệm, các vấn đề làm cho nó sâu sắc hơn và hướng dẫn các em vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Đối với các vấn đề chưa rõ, chưa hiểu sinh viên phải hỏi giảng viên. Giảng viên sẽ giảng giải, giải thích rõ để sinh viên hiểu bản chất, để có thể vận dụng được vào thực tế. Ví dụ hiểu một công thức toán để giải được bài tập, hiểu đường đi của mạch máu, thần kinh để chỉ được trên mô hình, hiểu được công dụng, liều lượng thuốc để vận dụng kê đơn cho một trường hợp ví dụ cụ thể... việc học tập phải được đào sâu đến tận gốc rễ của từng vấn đề theo hướng học thấu đáo từng vấn đề hoặc một chuyên đề để hiểu được bản chất của nó, nên có tinh thần phê phán trong học tập, tránh công nhận một chiều. Sinh viên sẽ được tạo nhiều cơ hội tham gia xây dựng bải giảng. Khuyến khích việc đối thoại giữa sinh viên và giảng viên xung quanh chủ đề của các mục tiêu bài học. Giảng viên là người định hướng, cung cấp thông tin khi cần thiết, ra bài tập, ra tình huống, kiểm tra nhận thức, làm sáng tỏ các vấn đề khó hiểu, khó vận dụng để rèn luyện cho sinh viên có thói quen và năng lực tự học, tự nhận thức.
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một vấn đề mới và rất khó, cần đến sự quan tâm của tất cả các Thầy - Cô giáo và các em sinh viên. Nhưng mục đích cuối cùng của mọi sự trao đổi là để hướng tới nâng cao hiệu quả và đảm bảo chất lượng đào tạo.

Chữ ký của Admin

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


Một số khái niệm trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất