Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

Tìm hiểu về phương thức đào tạo theo tín chỉ Empty Tìm hiểu về phương thức đào tạo theo tín chỉ Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

Tìm hiểu về phương thức đào tạo theo tín chỉ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Fri Nov 05, 2010 12:11 pm
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
trai xu bien
trai xu bien
mod

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
429%/1000%

Tài năng:33%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Nam
» Tổng số bài gửi : 429
» Points : 1288
» Reputation : 9
» Join date : 25/10/2010
» Age : 33
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: Tìm hiểu về phương thức đào tạo theo tín chỉ


[You must be registered and logged in to see this link.]


Giáo dục đại học trên thế giới đã khẳng định rằng đào tạo theo tín chỉ là một phương thức đào tạo có nhiều ưu thế so với phương thức đào tạo truyền thống. Vào thời điểm này, vấn đề các trường đại học ở Việt Nam nên hay không nên thực hiện phương thức đào tạo theo tín chỉ không còn được đặt ra nữa, mà thay vào đó là vấn đề phải thực hiện phương thức đào tạo theo tín chỉ như thế nào cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mỗi trường. Đây cũng là vấn đề lớn và khó đối với mỗi cán bộ quản lý , cán bộ giảng dạy ở trường Đại học .[You must be registered and logged in to see this link.]
Để góp một phần nhỏ tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề trên, xin được trình bày một vài suy nghĩ mà chúng tôi cho là những nhận thức cần thiết đầu tiên đối với cán bộ quản lý và các giảng viên khi bắt tay vào tìm hiểu và thực hiện phương thức đào tạo theo tín chỉ.
Thư viên thời học tín chỉ- đông đúc và chật chội
1. Lịch sử của phương thức đào tạo theo tín chỉ
Vào cuối thế kỷ 19, ở Mỹ số học sinh trung học phổ thông ghi danh vào học đại học ngày càng tăng, gây áp lực không nhỏ cho quá trình xét tuyển của các trường, vì vậy hệ thống tín chỉ được thiết kế ra để ghi lại và giải thích một cách tường minh năng lực học tập của học sinh phổ thông, giúp các trường đại học có căn cứ tin cậy để tuyển chọn những sinh viên có chất lượng theo những chuẩn mực trường đề ra. Từ nguồn gốc đó hệ thống tín chỉ dần dần thâm nhập vào các trường đại học và trở thành phương thức đào tạo chính thức cho hệ thống các trường đại học của Mỹ.
Vượt ra ngoài biên giới nước Mỹ, tín chỉ bắt đầu được áp dụng mạnh mẽ trước hết ở các nước Tây Âu từ những năm 1960, tuy nhiên việc áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ của các quốc gia là không giống nhau. Trong nhiều nước các chương trình đại học được mô tả theo tín chỉ tương đương với những gì mô tả trong các chương trình đại học của Mỹ, ở một số nước khác chương trình có thể xây dựng nhiều hơn hoặc ít hơn. Ở Anh đã có những bước tiến xa hơn, một mặt họ áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ, mặt khác chủ trương môđun hoá toàn bộ chương trình đào tạo đại học. Một số trường thực hiện chậm hơn như: Italia, Tây Ban Nha, Đức…cũng đã thực hiện sự chuyển đổi này.
Ở Châu Á, tín chỉ cũng được áp dụng mạnh mẽ bắt đầu từ Nhật Bản, tới Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philipine, Trung Quốc. Hiện nay tín chỉ đang bước đầu được áp dụng ở Việt Nam.
2. Tín chỉ là gì?
Hiện nay có khá nhiều định nghĩa về tín chỉ, ở đây xin nêu cách hiểu được đề cập trong “Qui chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính qui theo hệ thống tín chỉ” (thường gọi là Qui chế 43):
Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được qui định bằng 15 tiết học lý thuyết, 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
Từ cách hiểu trên, mỗi trường đại học sẽ xác định các đặc điểm của phương thức đào tạo theo tín chỉ để từ đó có định hướng chỉ đạo hoạt động đào tạo của trường mình. Ở đây xin được giới thiệu cách hiểu của Đại học Quốc Gia Hà nội:
Tín chỉ được làm rõ qua bảy điểm sau:
Thứ 1: Hoạt động dạy - học được tổ chức theo ba hình thức: Lên lớp, thực hành và tự học tương ứng với ba kiểu giờ tín chỉ: Giờ tín chỉ lên lớp, giờ tín chỉ thực hành và giờ tín chỉ tự học. Theo đó một giờ tín chỉ lên lớp bao gồm 1 tiết (50 phút) giáo viên giảng bài và 2 tiết sinh viên tự học; một giờ tín chỉ thực hành bao gồm 2 tiết giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên thực hành thực tập và 1 tiết sinh viên tự học; một giờ tín chỉ tự học bao gồm 3 tiết sinh viên tự học.
Thứ 2: Trong ba kiểu giờ tín chỉ, lượng kiến thức sinh viên thu được có thể khác nhau nhưng để thuận lợi cho việc tính toán thì ba kiểu giờ tín chỉ này được coi là có giá trị ngang nhau.
Thứ 3: Một tín chỉ gồm 15 giờ tín chỉ, thực hiện trong một học kỳ, kéo dài 15 tuần, mỗi tuần 01 giờ tín chỉ.
Thứ 4: Có thể có môn học chỉ gồm một kiểu giờ tín chỉ, nhưng có thể có những môn học nhiều hơn một kiểu giờ tín chỉ.
Thứ 5: Người học trong phương thức đào tạo theo tín chỉ được cấp bằng theo hình thức tích luỹ đủ tín chỉ.
Thứ 6: Người học được cấp bằng không chỉ phụ thuộc vào số tín chỉ tích luỹ được mà còn phụ thuộc vào điểm trung bình chung qui định cho từng học kỳ, từng kiểu văn bằng.
Thứ 7: Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, tự học được xem như một thành phần hợp pháp trong cơ cấu giờ học của sinh viên, những nội dung tự học cũng được đưa vào thời khoá biểu và đưa vào các bài kiểm tra, bài thi.
3. Những lợi thế của phương thức đào tạo theo tín chỉ.
Lợi thế thứ nhất: Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng, được tính vào nội dung và thời lượng của chương trình. Đây là phương thức đưa giáo dục đại học về với đúng nghĩa của nó: người học tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của người dạy, và do đó, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học.
Lợi thế thứ hai: Độ mềm dẻo và linh hoạt của chương trình. Chương trình được thiết kế gồm một hệ thống những môn học lớn hơn số lượng các môn học hay số lượng tín chỉ được yêu cầu; do vậy sinh viên có thể chọn những môn học phù hợp với mình.
Lợi thế thứ ba: Sinh viên được cấp bằng khi đã tích lũy được đầy đủ số lượng tín chỉ do trường đại học quy định; như thế họ có thể hoàn thành những điều kiện để được cấp bằng tùy theo khả năng (thời gian, kinh tế, sức khỏe, v.v.) của cá nhân.
Lợi thế thứ tư: Phương thức đào tạo theo tín chỉ phản ánh được những mối quan tâm và những yêu cầu của người học và nhu cầu của các nhà sử dụng lao động.
Lợi thế thứ năm: Phương thức đào tạo theo tín chỉ hầu như đã trở thành phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Chuyển sang phương thức đào tạo theo tín chỉ sẽ tạo được sự liên thông giữa các cơ sở đào tạo đại học trong và ngoài nước. như vậy áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ sẽ khuyến khích sự di chuyển của sinh viên, mở rộng sự lựa chọn học tập của họ, làm tăng độ minh bạch của hệ thống giáo dục, và giúp cho việc so sánh giữa các hệ thống giáo dục đại học trên thế giới được dễ dàng hơn.
Đối với công tác quản lý, phương thức đào tạo theo tín chỉ cũng có nhiều ưu thế, đó là: nó vừa là thước đo khả năng học tập của người học, vừa là thước đo hiệu quả và thời gian làm việc của giáo viên; nó là cơ sở để các trường đại học tính toán ngân sách chi tiêu, nguồn nhân lực; là cơ sở để báo cáo các số liệu của trường đại học cho các cơ quan cấp trên và các đơn vị liên quan; là một phương tiện để giám sát bên ngoài, để báo cáo và quản lí hành chính…
4. Một số khó khăn trước mắt của Trường Đại học Hà Tĩnh khi bắt đầu chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ.
Tìm hiểu về phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, đối chiếu với tình hình thực tiễn của trường Đại học , chúng tôi cho rằng ngay bây giờ, khi bắt đầu thực hiện những bước đi đầu tiên cho qua trình đào tạo theo học chế tín chỉ, chúng ta có thể sẽ gặp một số khó khăn cơ bản sau:
4.1. Đối với người dạy.
Giáo viên phải nắm rõ về đào tạo theo tín chỉ, về qui chế 43. Hiện nay, những giáo viên đạt được yêu cầu này chưa nhiều.
Để đào tạo theo học chế tín chỉ, tài liệu dạy - học cần phong phú hơn nhiều, có như vậy mới phục vụ được cho hoạt động tự học của sinh viên, nhưng khả năng cập nhật tài liệu dạy học mới của một số giáo viên chưa thật tốt.
Giờ lên lớp chủ yếu là giới thiệu tài liệu, hướng dẫn phương pháp tự học, giải đáp thắc mắc… nhưng trong thực tế nhiều giảng viên chưa thực hiện tốt phương pháp làm việc này.
4.2.Công tác tổ chức, quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Trường Đại học Hà Tĩnh cần thiết phải xây dựng qui định đào tạo theo tín chỉ để thực hiện chủ trương chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay chưa có.
Để chuyển đổi sang phương thức dạy theo tín chỉ cần phải xây dựng lại chương trình khung, chương trình chi tiết, điều này tốn nhiều thời gian, công sức.
Khi thực hiện đào tạo theo tín chỉ thì tiến độ học không thể nghỉ, vì vậy một người không dạy một môn, một môn không được đứng tên một người, nhưng Trường Đại học Hà Tĩnh vẫn còn có những môn mới chỉ có một giảng viên đảm nhận.
Cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo theo tín chỉ cần hiện đại, đặc biệt là hệ thống thư viện, các phòng học lớn, phòng nghỉ cho sinh viên…chúng ta vãn chưa đảm bảo điều kiện đó.
Với sự phức tạp của công tác quản lý trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, đòi hỏi nhà trường phải có phần mềm quản lý.
Trường Đại học Hà Tĩnh tuy mới thành lập nhưng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, để chuyển sang đào tạo theo tín chỉ cần có sự thay đổi sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vưc. Khó khăn rất nhiều, nhưng tin tưởng rằng chúng ta sẽ vượt qua để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cũng như chúng ta đã vượt qua những khó khăn, thử thách trong thời gian qua.

Chữ ký của trai xu bien

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


Tìm hiểu về phương thức đào tạo theo tín chỉ Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất