Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

ý kiến bên lề Empty ý kiến bên lề Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

ý kiến bên lề

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Fri Nov 05, 2010 12:39 pm
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
trai xu bien
trai xu bien
mod

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
429%/1000%

Tài năng:33%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Nam
» Tổng số bài gửi : 429
» Points : 1288
» Reputation : 9
» Join date : 25/10/2010
» Age : 33
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: ý kiến bên lề


Tín chỉ không hoàn toàn ưu việt hơn niên chế. Nó chỉ thực sự phát huy hiệu quả nếu cả giáo viên và sinh viên đều làm việc tích cực, tương tác với nhau. Còn nếu dạy theo tín chỉ mà đến lớp vẫn cứ đọc chép, giao bài tập cho sinh viên mà không kiểm tra, giao cho sinh viên đọc sách mà bản thân giáo viên không đọc, giao cho sinh viên thảo luận mà giáo viên không điều khiển được giờ thảo luận... thì tín chỉ chỉ còn là cái vỏ hình thức. Một sự rỗng tuếch.

Tín chỉ là tạo cho sinh viên một cơ hội để tự tìm kiếm tri thức, "thu phục" tri thức, biến tri thức tồn tại ở mọi nơi thành cái của mình theo hướng dẫn của giáo viên hoặc có thể là tự tìm ra cách thức riêng để chinh phục tri thức. Do đó, nó tạo cho sinh viên tính chủ động, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. sự chủ động, sáng tạo và khả năng giái quyết vấn đề này sẽ giúp sinh viên sau khi ra trường có thể thích ứng với bất cứ công việc nào. Cho nên, ở nước ngoài sinh viên chẳng bao giờ quan tâm là có làm đúng nghề, đúng ngành hay không vì dù làm ở lĩnh vực nào họ cũng có thể tồn tại và thích ứng.

Cho nên, theo tôi, sinh viên phải có quyền lựa chọn môn học và giáo viên mà mình muốn học. Nếu là sự lựa chọn tự do thì sẽ có những giáo viên chẳng có sinh viên. Còn nếu lựa chọn có ép buộc hoặc bị khống chế thì giáo viên nào chẳng có sinh viên. Thế thì mất đi tính cạnh tranh mà giáo dục tín chỉ mang lại. Và nếu mất tính cạnh tranh thì còn gì để mà nói nữa. Cứ để nguyên niên chế còn hơn.

Sự quản lý- tổ chức quan trọng nhưng không được khống chế người học và giáo viên. Chỉ e rằng chuyển sang tín chỉ nhưng vẫn mang tư tương, phong cách cũ thì.... Ở Việt Nam, các khoa bé hơn các phòng, còn ở nước ngoài thì hình như là ngược lại.


2.Hiện tại, chúng ta đã tổ chức chuyển đổi các chương trình đào tạo sang tín chỉ (ngành nhiều nhất là 140 tín chỉ, ít nhất là 134 tín chỉ-ngành Xã hội học), hướng dẫn việc xây dựng Syllabus (đề cương môn học) với việc xác định mục tiêu của từng bài giảng, từng tuần học, xác định nhiệm vụ cho người học các công việc trong tiến trình dạy học-kiểm tra-đánh giá trong 15 tuần thực học của từng môn học...
Tuy nhiên, chúng ta cũng biết ngày hôm nay nhà trường/cán bộ đang tổ chức đào tạo theo niên chế, ngày mai chuyển sang tổ chức đào tạo theo tín chỉ, khoảng thời gian đầu chắc không khỏi gặp những khó khăn khi mà ý thức, thói quen cũ vẫn còn nhiều, khi mà nguồn học liệu chưa phong phú,khi mà cơ sở-điều kiện vận hành đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu...
Trước mắt, có thể tính cạnh tranh giữa giảng viên với nhau trong việc thu hút sinh viên đăng ký học giờ học của mình chưa thể triển khai một cách đồng bộ, toàn diện, mà cần một sự chuyển đổi. Vì, cũng có một điều dễ hiểu là có những ngành học mới của KHXHNV, những môn học mới mà chỉ có 1 hoặc 2 người giảng dạy, thì sự chọn lựa, đăng ký học chắc chưa thể đáp ứng ngay được yêu cầu của người học... tuy nhiên, những môn học thuộc khối kiến thức chung hay nhóm ngành khi mà số lượng người thày đủ đáp ứng được việc tổ chức cùng lúc nhiều lớp môn học, thì sự đăng ký, chọn thày, chọn giờ, chọn buổi là hoàn toàn được thực hiện.
Đến lúc tổ chức đào tạo theo tín chỉ, khoa sẽ là đơn vị lo nhiều hơn về chuyên môn, còn phòng ban chức năng chỉ lo công tác điều hành quản lý đào tạo, phục vụ đào tạo.
3.

Tín chỉ là tạo cho sinh viên một cơ hội để tự tìm kiếm tri thức, "thu phục" tri thức, biến tri thức tồn tại ở mọi nơi thành cái của mình theo hướng dẫn của giáo viên hoặc có thể là tự tìm ra cách thức riêng để chinh phục tri thức. Do đó, nó tạo cho sinh viên tính chủ động, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. sự chủ động, sáng tạo và khả năng giái quyết vấn đề này sẽ giúp sinh viên sau khi ra trường có thể thích ứng với bất cứ công việc nào.

1. Bạn này đang định nghĩ Tín chỉ hay một phạm trù gì khác đây? Theo tôi, những gì bạn nói không có gì mới, nó cũng giống như mục tiêu chung của giáo dục (cho dù sử dụng phương thức đào tạo nào) - cái mà sách báo loa đài đã nói nhiều lắm rồi. Ai cũng biết nó phải như thế cả đấy. Nhưng để đạt được nó phải có quá trình. Và áp dụng cái gì thì cũng cần căn cứ trên điều kiện thực tế và năng lực bản thân (của nền giáo dục).

Còn nếu định nghĩ tín chỉ, tôi e là bạn nên tìm thêm tài liệu để đọc.


[You must be registered and logged in to see this link.]
Cho nên, ở nước ngoài sinh viên chẳng bao giờ quan tâm là có làm đúng nghề, đúng ngành hay không vì dù làm ở lĩnh vực nào họ cũng có thể tồn tại và thích ứng.

Bạn lại nhầm tiếp rồi nhé. Nếu vậy thì người ta sinh ra các trường luật, trường công nghệ, trường nghệ thuật để làm gì? Không lẽ đi học nghệ thuật để rồi có thể sẵn sàng đi làm kỹ sư cầu đường hoặc bác sĩ? Ý bạn thì ok, nhưng diễn đạt thì chưa ổn. Có phải bạn định cho rằng: sinh viên nưóc ngoài được chuẩn bị khả năng học tập độc lập và tự học suốt đời? Do đó họ dễ dàng thích ứng trong mọi điều kiện công việc? Điều này thì rõ ràng không phải chỉ là mối quan tâm của giáo dục phương Tây.

[You must be registered and logged in to see this link.]
Cho nên, theo tôi, sinh viên phải có quyền lựa chọn môn học và giáo viên mà mình muốn học. Nếu là sự lựa chọn tự do thì sẽ có những giáo viên chẳng có sinh viên. Còn nếu lựa chọn có ép buộc hoặc bị khống chế thì giáo viên nào chẳng có sinh viên. Thế thì mất đi tính cạnh tranh mà giáo dục tín chỉ mang lại. Và nếu mất tính cạnh tranh thì còn gì để mà nói nữa. Cứ để nguyên niên chế còn hơn.

Ý bạn là sao không làm đại một trường đại học tả phí lù rồi để sinh viên cứ vào đó tự do chọn môn học, chọn giáo viên theo ý muốn chủ quan của cá nhân?. Một ý tưởng độc đáo (nhưng chưa chắc đã hay)! Xin trao đổi lại với bạn mấy điểm sau:

1. Sinh viên lựa chọn môn học mà mình muốn học: bạn nghĩ sinh viên là ai mà họ có thể hiểu được tất cả các môn học để lựa chọn rồi học theo sở thích của mình? Một ngành học được thiết kế dựa trên các hệ thống lý thuyết cũng như cơ sở thực tiễn có mối liên hệ mật thiết và hữu cơ lẫn nhau. Bản thân trong mỗi ngành, các môn học cũng cần tuân theo những trật tựnhất định (do đó có khái niệm môn học tiên quyết). Việc sinh viên tùy chọn môn học yêu thích để rồi được nhận một tấm bằng chuyên môn là không tưởng và phản khoa học. Trong đào tạo tín chỉ, sinh viên được phép học một số môn học tự chọn tùy ý mà mình yêu thích hoặc thấy cần thiết cho bản thân. Tuy nhiên những môn học này không được tính vào tổng điểm tích lũy của sinh viên cho ngành học đã đăng ký. Điều này hoàn toàn hợp lý.

2. Chắc hẳn là bạn đã từng ra nước ngoài học tập? Có bao nhiêu nơi (trường) mà bạn đã qua cho phép sinh viên tự do lựa chọn giáo viên? Đồng ý với bạn, nếu sinh viên được lựa chọn giáo viên thì sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh của giáo viên và nâng cao chất lượng đào tạo. Nhưng đấy chỉ là một phần của vấn đề. Nếu bản thân sinh viên không tích cực, chủ động trong việc học thì giáo viên có giỏi đến mấy cũng không giúp anh ta khá lên được. Ngoài ra, vai trò của giáo viên dần chuyển sang là người hướng dẫn, định hướng học tập, hơn là người trực tiếp "cầm tay chỉ mặt" như trước đây. Sự tự giác học tập mới là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng học tập của sinh viên.

Điều kiện của nước ta hiện nay chưa có nguồn nhân lực đủ dồi dào để cho phép sinh viên thỏa mái lựa chọn giáo viên. Do đó việc đặt vấn đề đó ra lúc này là phi thực tế. Nhưng cũng không có nghĩa là chúng ta không thể thực hiện đào tạo theo tín chỉ vào lúc này.

Cá nhân tôi cho rằng, cái khó khăn nhất lúc này chính là làm thế nào thay đổi được văn hóa học tập thụ động của sinh viên Việt Nam.
4.2. Trích dẫn
Nếu vậy thì người ta sinh ra các trường luật, trường công nghệ, trường nghệ thuật để làm gì? Không lẽ đi học nghệ thuật để rồi có thể sẵn sàng đi làm kỹ sư cầu đường hoặc bác sĩ? Ý bạn thì ok, nhưng diễn đạt thì chưa ổn. Có phải bạn định cho rằng: sinh viên nưóc ngoài được chuẩn bị khả năng học tập độc lập và tự học suốt đời? Do đó họ dễ dàng thích ứng trong mọi điều kiện công việc? Điều này thì rõ ràng không phải chỉ là mối quan tâm của giáo dục phương Tây.
Có lẽ tôi diễn đạt không trôi chảy nhưng cần gần giống như điều bạn nói. Tuy nhiên, trên thực tế, tôi có nhiều người bạn học lịch sử nhưng lại làm nhân viên siêu thị, học chính trị học nhưng lại làm ở ngân hàng, đài truyền hình, học KHTN nhưng cuối cùng lại làm giáo viên ngoại ngữ, còn có đứa học xong thạc sĩ QHQT nhưng bây giờ đi làm nhân viên công ty điện tử... Tất nhiên, cũng có những người làm đúng lĩnh vực chuyên môn của mình nhưng con số đó rất ít. Bạn tôi cũng chẳng ai quan tâm là mình có làm đúng nghề hay không vì thật ra điều đó quá khó nhưng với họ, làm nghề gì cũng OK vì họ đã được trang bị phương pháp tư duy, làm việc độc lập và khả năng thích ứng với môi trường.

Trích dẫn
Sinh viên lựa chọn môn học mà mình muốn học: bạn nghĩ sinh viên là ai mà họ có thể hiểu được tất cả các môn học để lựa chọn rồi học theo sở thích của mình? Một ngành học được thiết kế dựa trên các hệ thống lý thuyết cũng như cơ sở thực tiễn có mối liên hệ mật thiết và hữu cơ lẫn nhau. Bản thân trong mỗi ngành, các môn học cũng cần tuân theo những trật tựnhất định (do đó có khái niệm môn học tiên quyết). Việc sinh viên tùy chọn môn học yêu thích để rồi được nhận một tấm bằng chuyên môn là không tưởng và phản khoa học. Trong đào tạo tín chỉ, sinh viên được phép học một số môn học tự chọn tùy ý mà mình yêu thích hoặc thấy cần thiết cho bản thân. Tuy nhiên những môn học này không được tính vào tổng điểm tích lũy của sinh viên cho ngành học đã đăng ký. Điều này hoàn toàn hợp lý.


Tất nhiên sinh viên năm thứ nhất không thể hiểu hết tất cả cá môn để lựa chọn cho nên mới cần syllabus và các buổi guidance của giáo viên các chuyên ngành. Họ đọc syllabus, nghe các buổi guidance, trao đổi với cố vấn học tập đi học thử các môn rồi mới lựa chọn. Sự lựa chọn này là lựa chọn có định hướng của chương trình đào tạo (cái mà trường ĐH cung cấp) nhưng tôn trọng sự tự do lựa chọn của sinh viên. Trường đại học càng có nhiều chuyên ngành thì sinh viên càng có nhiều cơ hội lựa chọn, trường đại học cung cấp nhiều hướng học tập, hướng lựa chọn thì sự tự do của sinh viên càng lớn.
Ngoài số các môn học bắt buộc (rất ít và chủ yếu là môn học bắt buộc cho nhiều ngành), họ được tự do lựa chọn các môn học khác. Chuyên môn cuối cùng của họ sẽ được quyết định vào năm thứ hai hoặc thứ ba khi họ đăng ký vào học các chuyên ngành. Tuy nhiên, trong mỗi chuyên ngành họ lại được tự lựa chọn đi theo hướng nào.
Ví dụ, để tốt nghiệp ĐH ngành XHH, nếu hiên nay trong chế độ niên chế, sinh viên chỉ có 1 lựa chọn duy nhất là học các môn học quy định của ngành XHH thì trong tín chỉ, sinh viên có thể có nhiều con đường khác nhau để đạt được mục tiêu đó. Những con đường đó được ghi rõ trong các cuốn sách hướng dẫn mà sinh viên được nhận khi nhập học. Sự liên thông về môn học, tín chỉ tích luỹ đó giúp sinh viên có quyền tự do cao trong việc lựa chọn môn học.
Tại trường tôi đã học, sinh viên khi vào được lựa chọn vào 6 chuyên ngành lớn, mỗi chuyên ngành lớn này là cơ sở để sinh viên có thể lựa chọn 4-5 chuyên ngành hẹp sau này, và trong những chuyên ngành hẹp hơn đó cũng có những ngành hẹp hơn. Và cho dù bạn học chuyên ngành lớn A nhưng giữa chừng bạn thấy ko phù hợp, bạn có thể chuyển sang chuyên ngành lớn B. Hoặc cho dù bạn học 1 chuyên ngành hẹp sau chuyên ngành lớn A, bạn cũng có thể chuyển sang chuyên ngành hẹp ở chuyên ngành lớn B nếu bạn học thêm 1 số tín chỉ bắt buộc.

Tôi thấy giáo dục đại học của nước ngoài mặc dù có chia chuyên ngành nhưng sự tách biệt cũng không thực sự sâu và rõ ràng. Tất nhiên, trừ KHTN và KHXH (cho dù ngày nay ranh giới giữa 2 ngành này cũng không còn rõ ràng và đã có nhiều ngành không thể xếp vào KHTN hay KHXH), còn các ngành gần tương tự nhau đều có thể học sang hết. Sự phân ngành thực sự rõ ràng ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.

Trích dẫn
2. Chắc hẳn là bạn đã từng ra nước ngoài học tập? Có bao nhiêu nơi (trường) mà bạn đã qua cho phép sinh viên tự do lựa chọn giáo viên? Đồng ý với bạn, nếu sinh viên được lựa chọn giáo viên thì sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh của giáo viên và nâng cao chất lượng đào tạo.


Không chỉ những trường tôi học mà nhiều trường khác đều cho tự do lựa chọn giáo viên. Nếu ở trường này không có giáo viên tôi thích, ở trường khác có (tất nhiên giữa các trường phải có hiệp định liên thông tín chỉ) thì tôi có thể sang trường kia học môn của GS mà tôi thích.

Trích dẫn
Nhưng đấy chỉ là một phần của vấn đề. Nếu bản thân sinh viên không tích cực, chủ động trong việc học thì giáo viên có giỏi đến mấy cũng không giúp anh ta khá lên được. Ngoài ra, vai trò của giáo viên dần chuyển sang là người hướng dẫn, định hướng học tập, hơn là người trực tiếp "cầm tay chỉ mặt" như trước đây. Sự tự giác học tập mới là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng học tập của sinh viên
......
Cá nhân tôi cho rằng, cái khó khăn nhất lúc này chính là làm thế nào thay đổi được văn hóa học tập thụ động của sinh viên Việt Nam.

SInh viên có vai trò quan trọng vì chúng ta học cho chính bản thân mình. Giáo viên chỉ là người hưóng dẫn. Nếu không học thì sinh viên sẽ không có kết quả tốt. Điều này ở cả tín chỉ lẫn niên chế đều đúng nhưng tôi cảm nhận rằng, tín chỉ không chỉ tạo ra cơ chế khiến sinh viên học tập chủ động, tích cực mà còn khiến giáo viên nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm và công việc của mình.

Bạn cho rằng sinh viên việt nam học tập thụ động. Tôi không đồng ý với bạn. Thế bạn lý giải thế nào khi các học sinh cấp III việt nam đi du học, hay sinh viên năm thứ 1 đi du học đều học rất chủ động và có nhiều người xuất sắc. Ngay trong số những sv học trong nước cũng có nhiều người giỏi. Sự thụ động mà bạn nói không phải không có nhưng nó không phải là "văn hoá" như bạn nói (tôi cực kỳ dị ứng với cái thuật ngữ ghép "văn hoá+ xxxxx". Thê nào là văn hoá học tập thụ động, ai định nghĩa nó đây). Tôi nghĩ ai cũng có sự chủ động học tập, có điều môi trường giáo dục, cách thức giáo dục sẽ có vai trò làm mòn đi, che mờ đi, thui chột đi hoặc làm sắc bén hơn sự chủ động đó.

Bây giờ phải đi học nên viết vội vài dòng. Chắc hơi loạn xì ngậu.
5.
1. Đổi mới tư duy, thói quen về đào tạo không phải là việc dễ dàng.
2. Lực lượng cán bộ thiếu, phần nhiều quen theo nếp cũ, không phải tất cả đều hăng hái thay đổi. Đi cùng học chế mới là phương pháp giảng dạy phải thay đổi, kiểm tra đánh giá thay đổi, tỷ lệ lý thuyết thực hành điều chỉnh, chương trình đào tạo thay đổi, giảng viên chịu sự chọn lựa đánh giá của sinh viên.
3. Cán bộ quản lý đào tạo thiếu, chưa quen tổ chức quản lý theo hình thức mới, khả năng vận dụng khoa học quản lý hiện đại và trang thiết bị phục vụ quản lý đào tạo còn hạn chế, thiếu chuyên nghiệp.
4. Cơ sở vật chất, giảng đường, thiết bị chưa thể thoả mãn nhu cầu, đặc biệt là vấn đề giảng đường
5. Để tăng cường yếu tố tự học, thư viện, học liệu phải phong phú hơn nhiều.
6. Phần mềm quản lý đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu
7. Mức sống của sinh viên, khả năng tài chính và các điều kiện khác của sinh viên ta còn nhiều khó khăn - dễ học cầm chừng... Quản lý, tư vấn không tốt sinh viên có nguy cơ học kéo dài, không tốt nghiệp được.
*********************
Còn khó khăn gì nữa không????


[You must be registered and logged in to see this link.]
Quay lại vấn đề sinh viên ngày nay có thụ động không? Từ kinh nghiệm bản thân và qua nói chuyện với nhiều người, tôi nghĩ là không. Chỉ có điều cơ chế giáo dục, cách giáo dục hiện nay làm cho sự chủ động của họ bị thui chột, có người còn nói rằng vào học đại học háo hức bao nhiêu thì sau 1 năm hụt hẫng, chán nản bấy nhiêu. Cho nên, vấn đề ở đây sẽ phải là để sự chủ động đó không bị chết đi hoặc bị bào mòn đi, chúng ta cần làm gì? Cả từ phía sinh viên và giáo viên.

Thực sự thì một kẻ quanh năm chỉ biết có máy tính như em, những vấn đề về giáo dục, đào tạo là sở đoản. Sau một thời gian tìm và cố hiểu, em cũng mới chỉ lõm bõm về đào tạo tín chỉ. Nhưng thấy các bác nói hay quá, em cũng... ngứa mồm.

Về sự "không chủ động" của sinh viên nói chung. Thế nào thì gọi là "không chủ động"? Không biết các nhà nghiên cứu giáo dục sẽ đưa ra những tiêu chí nào, còn em thì hiểu đơn giản là: không có hứng thú với ngành học, không chịu tìm hiểu về chương trình học, môn học, tài liệu, giáo viên,... Những người như thế này chỉ biết đến lớp, chép bài, không có nhu cầu phát biểu, thảo luận, chứ chưa nói gì tới việc nghiên cứu hay tham gia hội thảo. Nói chung là thờ ơ với việc "tầm sư, học đạo".

Với một cách hiểu như thế và đối chiếu với những gì đã trải qua và đang được cho biết thì em cho rằng đa phần sinh viên* ngày nay là thụ động. Nhưng nguyên nhân thì không hoàn toàn bởi tự thân sinh viên.

Có một câu hỏi ít được đặt ra: Giáo viên* có thụ động không? Về tiêu chí xác định, em xin khất, nhưng có một thực trạng là: nhiều giáo viên lười (hoặc chậm) cập nhật giáo trình, bài giảng (căn cứ trên số liệu thống kê hàng năm), nhiều giáo viên vẫn thích đọc chép, nhiều giáo viên vẫn chưa biết sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy hiện đại, một số giáo viên "nhác việc trường, siêng việc nhà". Không biết hiện giờ thế nào chứ hồi em đi học (em ra trường năm 2005), có nhiều giáo viên cứ vào giảng là giảng mà chẳng thèm giới thiệu xem học môn này để làm gì, liên quan tới các môn khác ra ra sao, tất cả cứ phó mặc cho cái phần rất chung chung có tên thường gọi là "mục đích, đối tượng, phương pháp nghiên cứu". Thậm chí, có người còn chẳng thèm giới thiệu tên mình.

Với một thực trạng như thế thì với bất kì phương thức đào tạo nào, đó cũng là những rào cản. Còn riêng với phương thức đòi hỏi sự chủ động và tính linh hoạt cao như đào tạo tín chỉ thì chắc chắn khó khăn sẽ lớn hơn rất nhiều.

Tât nhiên, không phải cứ thấy khó là dừng hoặc nhắm mắt làm liều. Để vượt qua khó khăn này, em thì chẳng "đủ trình" để đưa ra sách lược, nhưng ngoài những việc như:
+ sự thay đổi, phối hợp đồng bộ về cơ chế quản lí cán bộ, cơ chế chi tiêu;
+ giáo viên phát huy lòng yêu nghề và nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình (giảng dạy - nâng cao trình độ - nghiên cứu khoa học - đảm bảo mức sống) v.v...
thì cán bộ, sinh viên còn cần phải chủ động tuyên truyền, quảng bá về nhà trường, ngành học, phương thức đào tạo, thậm chí là đến từng giáo viên, sinh viên tiêu biểu...

Nói thêm về khoản tuyên truyền. Cái website trường ta có những gì? Tại sao sinh viên, cán bộ các khoa không giới thiệu ngay về khoa mình, ngành mình, về đồng nghiệp và bản thân mình ngay trên diễn đàn này? Có mấy khi các bạn sinh viên tự hỏi sau này ra trường sẽ làm những việc gì không? Tại sao chát chít thì rõ lắm mà chẳng mấy khi nói rằng mình có ý tưởng này, dự định nọ về học tập, nghiên cứu?

Hầu như tất cả những nội dung gọi là tuyên truyền của chúng ta mới dừng lại ở mức "Tôi có món này" mà chưa nói rõ món đó cụ thể là cái gì, để làm gì, chất lượng ra sao, tương lai như thế nào,... Nói chung là rời rạc, thiếu hệ thống và do đó thiếu hiệu quả.

Thôi, nói nhiều quá đâm nhịu.


Nguồn:http://svnhanvan.org/forum/index.php

Chữ ký của trai xu bien

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


ý kiến bên lề Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất