Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

học tốt từ vựng Empty học tốt từ vựng Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

học tốt từ vựng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Thu May 05, 2011 11:55 pm
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
avatar
vodanh1402
menber

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
116%/1000%

Tài năng:34%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Nam
» Tổng số bài gửi : 116
» Points : 328
» Reputation : 6
» Join date : 11/11/2010
» Age : 34
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: học tốt từ vựng


Chung:

- Không được hấp
tấp, nóng vội mà phải kiên nhẫn: dành nhiều thời gian với mức độ đều
đặn để học tiếng Anh; liên tục luyện tập những gì đã học, đã đọc, càng
được nhiều lần càng tốt; tận dụng tối đa thời gian (đọc nhanh, gõ nhanh,
ghi nhanh…).


- Động lực mạnh mẽ: công việc, hiểu biết, hứng thú. Chuẩn bị kỹ càng và lâu dài.

- Sử dụng tốt ngoại ngữ, thể hiện qua 4 kỹ năng: nghe-nói-đọc-viết.

- Luôn tự thức tỉnh khi học, khi tham  gia 1 tiến trình nào đó.

- Làm đúng những
cái đơn giản nhất, nhỏ nhất (một khi không thể làm đúng những thứ căn
bản nhất thì khó có thể làm đúng những thứ phức tạp hơn).


Với từng kỹ năng:

Đọc:
Cần biết ngữ pháp (cách ráp thành câu hoàn chỉnh, người bản xứ thấy
quen và hiểu được), từ vựng và thực hành đọc sách, báo, tài liệu liên
tục. Kĩ năng đọc cũng như nghe, điều quan trọng là những thông tin mà
bạn nắm bắt được từ bài đọc đó, chính vì vậy, cần chú ý vào kĩ năng đọc
lướt và tìm đại ý của đoạn văn; Sau khi đã hiểu được nội dung của đoạn
văn, bạn bắt đầu tìm những từ vựng mới, cấu trúc mới mà mình chưa biết,
dịch nghĩa và ghi chép lại. Một từ vựng có thể có rất nhiều nghĩa, nên
bạn cần phải linh hoạt tìm ra nghĩa thích hợp của từ ấy trong đoạn văn;
Chọn lọc những bài viết phù hợp với trình độ của bạn (khi mới học, nên
chọn những đoạn văn ngắn, nói về các đề tài phổ biến. Sau đó thì tăng
dần độ dài cũng như sự phức tạp của đoạn văn. Các đề tài càng phong phú
càng tốt, tuy nhiên, bạn có thể chọn những đề tài phù hợp với sở thích
cá nhân; nguồn tài liệu cho việc luyện tập kĩ năng đọc cũng rất đa dạng.
bạn có thể tìm đọc các câu chuyện song ngữ (khi mới bắt đầu), những tạp
chí, báo, thậm chí truyện tranh, lời bài hát…).


Viết: Khi
đã vững về từ vựng cũng như ngữ pháp căn bản, bạn có thể luyện tập kĩ
năng viết. Kĩ năng viết bằng tiếng Anh cũng không khác gì tiếng Việt,
chỉ khác nhau ở cách sắp xếp vị trí câu, từ…còn ý nghĩa thì vẫn như
nhau. Bạn không cần phải bối rối khi viết một đoạn văn bằng tiếng Anh.
Bạn chỉ cần suy nghĩ nội dung chính, sắp xếp ý và viết theo dàn bài ấy.
Bắt đầu bằng những đoạn văn ngắn, bạn hãy tập ghi nhật kí bằng tiếng
Anh, kể lại những việc bạn đã làm trong ngày, những suy nghĩ, cảm xúc
của bạn. Ngữ pháp chỉ cần ngắn gọn, đơn giản để đảm bảo sự chính xác. Từ
vựng tuỳ theo vốn từ vựng của bạn, nếu không biết từ gì, bạn ttra từ
điển và ghi chú lại từ ấy; Sau khi viết một đoạn văn xong, hãy đọc lại
để kiểm tra các lỗi ngữ pháp, từ vựng nếu có và ghi chú lại; Tập viết
các đoạn văn theo các hình thức khác nhau: trịnh trọng (thư, đơn từ, bài
luận…) và thân mật (thư gửi bạn, mẩu đối thoại, truyện kể…); Tham gia
vào cá diễn đàn học tiếng Anh và post bài viết của mình lên để mọi người
củng góp ý, nhận xét, sửa lỗi. Bạn có thể học từ một sách đàm thoại
song ngữ. Cố gắng học thuộc lòng các câu tiếng Anh tương tự với các câu
tiếng Việt. Kế đó, che câu tiếng Việt rồi cố gắng dịch ra tiếng Anh. Làm
đi làm lại nhiều lần cho đến khi không còn lỗi nào. Nói chung khi thấy
câu tiếng Anh nào hay trong sách hay trên báo chí, hãy học thuộc lòng
rồi tự trả bài bằng cách viết lại nguyên câu ấy.


Nghe: Nghe
là một kĩ năng hết sức quan trọng trong giao tiếp với bất kì ngôn ngữ
nào. Để nghe tốt, điều tất yếu là phải nghe nhiều. Cố gắng tạo ra môi
trường tiếng Anh cho chính mình. Bạn luyện tập bằng cách nghe tiếng Anh,
nghe 1 bài, nghe đi nghe lại và lặp lại theo bài đó vài lần xem có hiểu
thêm không. Khi nghe&xem, bạn chú ý lắng nghe cách sắp xếp từ, cách
sử dụng ngôn ngữ tùy theo hoàn cảnh như thế nào, nghe các chủ đề khác
nhau để trau dồi kiến thức phổ thông và vốn từ vựng… Bạn có thể nghe một
chương trình về khoa học, đời sống, thể thao, cuộc sống hoang dã, lịch
sử, địa lý, du lịch…Đề tài càng phong phú càng tốt. Tuy nhiên, bạn cũng
nên chọn những đề tài mà mình quan tâm, yêu thích để tránh sự nhàm chán.
Thường thường, nếu có chữ nào mặc dầu bạn sẽ biết nếu người ta viết nó
xuống nhưng nhận không ra khi nghe trên radio, đó là vì bạn phát âm chữ
đó không đúng. Một trong những lý do khiến bạn thấy khó bắt kịp một câu
nói của người nói tiếng Anh là vì trong khi người ta nói chưa dứt câu
thì bạn đã tìm cách đặt câu để trả lời. Trong lúc phân vân ấy, bạn không
thể tập trung tư tưởng để lắng nghe người ta nói gì. Bây giờ vì bạn đã
học viết rất kỹ, nên bạn sẽ không lo ngại gặp khó khăn gì khi đặt một
câu tiếng Anh để trả lời. Do đó bạn có thể tập trung tư tưởng hoàn toàn
để lắng nghe người ta nói. Ngoài ra có khi người ta phát âm ráp hai ba
chữ với nhau, bạn không cần phải tìm cách phân tách ra từng chữ một. Chỉ
cần biết hễ người ta phát âm như thế là có nghĩa gì. mục đích của kĩ
năng nghe là để nắm bắt thông tin và nội dung của bài nghe. Chính vì
vậy, trong lúc nghe, bạn nên giữ tinh thần thư giãn, thoải mái, đừng quá
căng thẳng, đừng tự ép mình phải nghe rõ từng câu, từng chữ. Nếu không
nghe kịp thì bạn cứ bình tĩnh và cố gắng bắt nhịp lại với bài nghe.
Nói:
ta nói dở là vì viết dở, phát âm không đúng và nhát nói và bạn có nói
và phát âm chuẩn thì nghe mới chính xác được. Nay đã viết khá rồi, chỉ
cần học phát âm đúng và đừng nhút nhát, xấu hổ khi thực hành việc nói.
Học nói như trẻ em học nói. Bạn học các âm cơ bản, các từ thể hiện các
âm cơ bản. Bạn cần học cách đọc hệ thống phiên âm và cách nhận biết dấu
nhấn, từ đó dựa vào từ điển để phát âm chuẩn các từ vựng mới, việc này
rất quan trọng vì một khi bạn phát âm sai sẽ rất khó sửa. Bạn hãy tập
nói một mình,tưởng tượng trong một văn cảnh nào đó, hay đang ngồi nói
chuyện với ai về một đề tài nào đó. Hội thoại với bạn bè bằng ngoại ngữ,
cần nói đúng và nói to. Bạn cũng nên thường xuyên tập suy nghĩ trong
đầu bằng ngoại ngữ về những sự việc mà bạn định nói đến. Trong khi lắng
nghe tin tức trên radio hay TV bạn hãy nói theo phát ngôn viên mặc dầu
nhiều khi không hiểu mình nói gì. Đó là cách làm cho lưỡi bạn dẻo. Bạn
sẽ ngạc nhiên và khám phá rằng cách phát âm của nhiều chữ Anh không có
âm/tiếng đương đương trong tiếng Việt. Ta học ngoại ngữ khi đã trưởng
thành nên thường có khuynh hướng dùng một tiếng mẹ đẻ phát âm tương tự
để dùng cho tiếng Anh. Đều đó không nên. Cứ học phát âm như con vẹt, tức
là ta như con nít bản xứ, nghe người bản xứ phát âm làm sao mình cứ lập
lại y như vậy. Hãy thu âm những gì bạn đã đọc, đã nói, rồi nghe lại để
nhận biết cách phát âm của mình đã chuẩn hay chưa; cố gắng vận dụng các
từ vựng, thành ngữ, ngữ pháp mới học vào cuộc trò chuyện, việc này sẽ
giúp bạn nhớ nhanh và lâu hơn; tham gia vào các câu lạc bộ tiếng Anh hay
học nhóm, trao đổi cùng bạn bè; không ngại sai, mạnh dạn nói lên những
gì bạn nghĩ. Kĩ năng nói luôn đi liền với nghe, vì vậy nếu gặp khó khăn
trong việc diễn đạt suy nghĩ, bạn hãy giải thích theo cách nghĩ của bạn,
chính người nghe có thể giúp bạn và bạn cũng có thể học được cách xử lý
tình huống một cách khéo léo hơn.Trở lại sách đàm thoại song ngữ, bạn
ghi âm lại một số câu chữ Anh để thực tập. Sau đó, che câu tiếng Việt và
thực tập nói câu tiếng Anh một cách tự nhiên. Chẳng bao lâu bạn sẽ tự
tin là mình có thể nói lưu loát một số câu tiếng Anh thường dùng hằng
ngày và hầu hết các tình huống nói khác. Khi bạn phát âm đúng và nói
giỏi, tự động khả năng nghe của bạn sẽ tăng tiến.




Chữ ký của vodanh1402

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


học tốt từ vựng Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất