Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA Empty XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Mon Oct 25, 2010 5:18 pm
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
hieu126
hieu126
menber

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
524%/1000%

Tài năng:%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Tổng số bài gửi : 524
» Points : 1579
» Reputation : 9
» Join date : 15/10/2010
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA


XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ
Bs PHẠM VĂN ĐÔNG
KHOA HSCC-BVCR


ĐẠI CƯƠNG
Định nghĩa:
XHTH là chảy máu trong ống tiêu hoá (từ thực quản đến trực tràng), thể hiện bằng:
Nôn ra máu đỏ (hoặc máu đen nếu ứ đọng lâu trong dạ dày), đôi khi có đồng thời ỉa phân đen (khi chảy máu nặng): Thường do chảy máu đường tiêu hoá trên.
Ỉa phân đen: Phân đen như bã cà phê do máu đã được tiêu hoá, hoặc phân màu mận, đỏ, nhiều và ỉa nhiều lần: thường do chảy máu đường tiêu hoá trên.
Ỉa máu tươi hoặc sẫm: do chảy máu ở đoạn cuối ống tiêu hoá (hậu môn – trực tràng).
Phân loại:
Chảy máu tiêu hoá trên: Tổn thương từ thực quản đến góc Treitz, phía trên mạc treo đại tràng: hay gặp, dễ chảy máu lớn.
Chảy máu tiêu hoá thấp: dưới mạc treo đại tràng, từ ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn ít gặp hơn (khoảng 10%), ít khi chảy máu lớn.
Nguyên nhân:
Chảy máu tiêu hoá trên (gặp 90%): Thường có hai nhóm bệnh
Loét dd- tá tràng ăn mòn vào mạch máu (khoảng 50%)
*Tĩnh mạch = chảy chậm.
*Động mạch = chảy nhanh và nguy hiểm.
Tăng áp TM cửa -> dãn vỡ TM thực quản (khoảng 25%): Nguyên nhân do xơ gan.
Chảy máu tiêu hoá thấp:
Ở tiểu tràng:
*Túi thừa Meckel bị loét.
*Loét tiểu tràng, ung thư loét, u lành (polip, Schwanome, u cơ trơn), u máu, nhồi máu mạc treo – ruột non.
*Ruột hoại tử chảy máu, "Bạn đã sử dụng từ xấu, đề nghị bạn xóa ngay" g ruột cấp (nhất là trẻ em), viêm đoạn ruột hồi tràng, lao ruột.
Ở đại tràng:
*Ung thư đại tràng, polip đại tràng, bệnh đa polip, túi thừa, viêm đại tràng nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng, bệnh mạch máu (hiếm),
*Bệnh viêm loét trực – đại tràng chảy máu, bệnh Crohn, hoại tử chảy máu ở đại tràng, loét do thuốc (vincristin) ở manh tràng.
Ở hậu môn – trực tràng:
*Trĩ nội chảy máu hoặc tắc tĩnh mạch trĩ.
*Viêm đại trực tràng chảy máu.
*Loét do chấn thương, ung thư loét ở trực tràng, rìa hậu môn, polip làmh tính, bệnh đa polip.

Hiếm hơn:
Bệnh ở tụy: u tụy lành, ác tính, kén giả.
Bệnh ở gan: Chảy máu đường mật do sỏi, chấn thương, ung thý gan.
Tổn thương các mạch máu ở trong ổ bụng: Phình động mạch gan, rò động mạch chủ bụng vào tá tràng.
Bệnh máu ác tính.
Bệnh Rendu – Osler.
HC Mallory – Weiss.

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG NHẸ
Trước một trường hợp XHTH, cần phải đánh giá mức độ mất máu.
Thể tích máu bình thường:
*Người lớn (ml) = 70 x kg cân nặng.
*Trẻ em (ml) = 80 – 90 x kg cân nặng.

Độ I: Nhẹ
Giảm tưới máu các cơ quan ngoại biên, mất khoảng 10% khối lượng tuần hoàn (# 500 ml với người #70 kg): 1 kg ~70 – 75 ml máu.
*Giảm tười mô da,
*Xương, cơ, lông tóc móng.
LS:
Các dấu hiệu sinh tồn có thay đổi nhưng sau khi hồi sức bồi hoàn nước, điện giải đã trở lại bình thường.

Độ II: Trung bình
Giảm tưới máu cơ quan trung ương, mất khoảng 20% thể tích khối lượng tuần hoàn (#1000 ml), nhưng có khả năng chịu đựng được: Mô thận, ruột, gan , dạ dày, mạc treo.
LS:
*Da xanh, niêm nhợt,
*Mệt khi gằng sức, say sẩm mặt…
*Dấu hiệu sinh tồn:
+HA tối đa ≤ 90mmHg.
+M: 100 – 120 lần/ phút (có thể < 100l/p)
*Nước tiểu: giảm nhưng chưa xuất hiện thiểu niệu và vô niệu
CLS: Hematocrit: 25 – 30%.

Độ III: Chảy máu tiêu hoá nặng
Giảm tưới máu cơ quan trung ương quan trọng, mất ≥ 35% thể tích khối lượng tuần hoàn (> 1000 ml): mô não, tim, phổi…
LS: Có các triệu chứng của sốc mất máu.
*Da xanh, niêm nhợt.
*Hốt hoảng, lo âu, thoáng ngất do thiếu oxy não.
*Da ẩm, chi lạnh, nhức đầu, khát nước.
*B/n có bệnh tim mạch: cao HA->thiếu máu cơ tim->NMCT.
*Thiểu năng tuần hoàn não -> Tai biến nhũn não, hôn mê.
*Thiểu niệu và vô niệu rõ ràng trên LS (nước tiểu < 50 ml/h).
*Sốt nhẹ: 37 – 380C do tăng hấp thu đạm ở ống tiêu hoá, tăng chuyển hoá cơ bản -> T0 tăng
*Dấu hiệu sinh tồn:
+Thở kiểu toan chuyển hoá Kausmal.
+Tụt HA < 90mmHg.
+M nhanh, nhỏ, khó bắt: 120 – 140l/p.
CLS:
*Hct ≤ 20% (ở những người có bệnh lý tim mạch ≤ 25%).
*HC ≤ 2 triệu.
*Tăng Urê máu < 1g/l, nếu Urê > 1g/l khảo sát Creatinine, nếu Creatinine tăng -> suy thận cấp do giảm khối lượng tuần hoàn.

XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ MẤT MÁU

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA Wol_errorThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 664x435 and weights 61KB.
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA Hinh01

LÂM SÀNG
Tìm nguyên nhân:
Cần xác định khi hỏi bệnh
Tiền sử có bệnh tiêu hoá (viêm, loét dạ dày tá tràng đã chảy máu tiêu hoá) hoặc bệnh gan, xơ gan, viêm gan mãn, sỏi mật.
Sử dụng các thuốc gây hại dạ dày: uống các thuốc chống viêm không Steroid, Aspirin, Corticoid, Reserpin, các thuốc chữa khớp, thuốc chống đông…
Nghiện rượu hoặc vừa mới uống rượu, bia, ăn nhiều quả chua…
Trạng thái căng thẳng thần kinh.
Khám lâm sàng tìm:
Các dấu hiệu của một số bệnh gan mãn tính: sao mạch, gan lách to, cổ chướng, tuần hoàn bàng hệ…
Khối u, hạch ở ổ bụng, ngoại vị.
Các bất thường về động tĩnh mạch (u máu, phồng động mạch).
Các dấu hiệu chấn thương "Bạn đã sử dụng từ xấu, đề nghị bạn xóa ngay" g ngực hoặc bụng.
Thăm hậu môn: xem có khối u, trĩ, nứt hậu môn…
Các tình huống phát hiện:
Nôn ra máu (chú ý phân biệt với ho ra máu, hoặc chảy máu từ vùng hàm mặt).
Đi cầu phân đen (phân biệt phân đen do dùng thuốc…).
Triệu chứng mất máu cấp tính.
Thăm khám hậu môn trực tràng.
Đặt ống thông mũi – dạ dày nhằm phát hiện máu ứ đọng bên trong.

ĐỂ CHẨN ĐOÁN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
Lượng máu mất không phải dấu hiệu trung thực.
LS: biểu hiện rầm rộ dữ dội do thiếu oxy máu.
Sinh tồn: đi sau dấu hiệu LS.
Cận LS: Thường biểu hiện sau 6h, trung thực và chính xác sau 24 - 48h.

XỬ TRÍ XHTH
Nguyên tắc:
Mất bao nhiêu truyền bấy nhiêu.
*Truyền cho tới khi mạch quay rõ
*HA tối đa 100 – 110mmHg.
Để b/n nằm yên đầu thấp, chân cao.
Thành lập đường truyền TM, làm các XN căn bản.
Cho thở oxy 2 – 4 l/p.
Thăm khám và đánh giá mức độ XHTH
*Nguyên nhân chảy máu.
*Đánh giá tiên lượng.
Xử trí nguyên nhân chảy máu.
Nội soi dạ dày – tá tràng cấp cứu:
*Để chẩn đoán nguyên nhân, vị trí, mức độ,
*Còn có thể thực hiện các kỹ thuật điều trị cầm máu:
+Phương pháp dùng nhiệt: Laser, đốt điện, que nhiệt, sóng ngắn.
+Phương pháp chích xơ: Adrenaline, polidocanol, alcool absolu (absolute ethanol)

Xếp loại của Forrest cải biên

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA Hinh02

Xử trí theo các mức độ
XHTH mức độ trung bình:
Trả lại khối lượng tuần hoàn đã mất bằng dung dịch đẳng trương, ưu tiên dd mặn, có thể dùng LR.
Không được dùng các dung dịch ưu trương vì tăng độ nhớt của máu -> làm chậm tốc độ tuần hoàn -> toan máu dễ xảy ra sốc.
Không dùng các thuốc vận mạch.

Xử trí XHTH mức độ III - IV:
Trả lại thể tích khối lượng tuần hoàn: bằng dịch đẳng trương và máu. Truyền đến khi M, HA ổn định (HA ≥ 90mmHg), hết thiếu oxy não, Hct > 20%, Hồng cầu > 2 triệu.
*2/3 dịch đẳng trương.
*1/3 máu.
VD: Mất 1200ml = 2/3 dịch (800ml) + 1/3 máu (2 đơn vị).
Nếu b/n còn chảy máu, tiếp tục truyền dịch nước sẽ ra gian bào -> phù ứ nước. Lúc đó không dùng dd đẳng trương nữa mà phải dùng dd cao phân tử kéo nước vào:
*Huyết tương.
*Albumine.
*Dextrane.
*Gelatine.

LIỆU PHÁP DỊCH
Các loại dịch truyền:
Theo Tổ chức y tế thế giới 2001, dung dịch tinh thể và dung dịch keo được chỉ định trong mọi trường hợp chảy máu cấp để khôi phục thể tích máu trước khi truyền máu, bởi vì:
Không thể có máu ngay để truyền.
Vẫn còn một lượng O2 dư tồn tại ở mô tế bào mặc dù Hb giảm.
Cơ chế huy động hàng loạt phản ứng đáp ứng bù trừ để duy trì cung cấp O2 đến mô.
Khi cơ chế bù trừ được sử dụng, truyền dịch thay thế sẽ làm tăng cung lượng tim do đó vẫn đảm bảo cung cấp O2 mặc dù nồng độ Hb giảm.
Truyền dịch thay thế làm pha loãng máu và các thành phần máu -> giảm độ nhớt của máu -> cải thiện lưu lượng mao mạch và cung lượng tim -> tăng cường cung cấp O2 tới mô.

Lựa chọn dịch

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA Wol_errorThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 627x401 and weights 40KB.
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA Hinh03

a.Dịch keo (Plasma, Albumin, HAES, Gelatin, Destran…): giữ áp lực keo huyết tương và ở lâu trong lòng mạch (thời gian nửa đời sống là 3-6g).
b.Dịch tinh thể (NaCl 0,9%, Ringer lactate): T1/2 trung bình là 20-30 phút, cân bằng và khuyếch tán khắp toàn bộ khoang ngoài tế bào.
Một số điểm đã được nhất trí:
*Dịch tinh thể được truyền đủ lượng có tác dụng bằng dịch keo trong việc khôi phục thể tích tuần hoàn.
*Bù đủ thể tích tuần hoàn bằng dịch tinh thể, cần lượng gấp 3-4 lần so với dịch keo.
*Hầu hết các b/n thiếu dịch ngoài tế bào > thiếu dịch trong lòng mạch (thể tích tuần hoàn).
*Truyền nhanh và nhiều dịch tinh thể (> 4-5 lít) thường kèm phù tổ chức.

Truyền máu và các thành phần của máu
Vận chuyển ôxy tới tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào cung lượng tim và Hb máu, khi Hb giảm thì cơ thể bù trừ bằng tăng lưu lượng tim. Vận chuyển ôxy tới tổ chức giảm nếu thiếu máu ở bệnh nhân không thể tăng được lưu lương tim.
Hb > 10gr/dl hoặc Hct > 30% thì không truyền máu. Hb < 7gr/dl hoặc Hct < 21% thì truyền máu. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào thời gian thiếu máu (thiếu máu từ từ bệnh nhân có thể chịu đựng được).
Khi huyết động ổn định, xem xét truyền máu:
*Bệnh nhân khỏe: giữ Hct > 18%.
*Bệnh nhân có bệnh hệ thống còn bù tốt: giữ Hct > 24%.
*Bệnh nhân tim mạch hoặc bệnh phổi có triệu chứng: giữ Hct > 30%.
Truyền máu thích hợp: truyền máu từng phần
*Bệnh nhân bị mất máu cấp: bù thể tích là chủ yếu, còn hồng cầu vân chuyển ôxy do đó không truyền hồng cầu để làm tăng thể tích.
*Hồng cầu lắng: cải thiện khả năng vận chuyển ôxy
+Chỉ định: duy trì Hb 70 – 100g/l
+Khối lượng: 1 – 2 đơn vị
Máu toàn phần:
*Chỉ định:
+Truyền dịch không đáp ứng
+Mất khối lượng máu lớn (độ III trở lên)
+Ở nơi không làm được hồng cầu lắng
*Khối lượng: 2 – 4 đơn vị, không nên truyền khối lượng lớn máu toàn phần dự trữ. Truyền máu khối lượng lớn là truyền một lượng máu dự trữ tương đương lượng máu đã mất hoặc lớn hơn thể tích máu của bệnh nhân trong thời gian < 24 giờ.
*Truyền một khối lượng lớn máu toàn phần dự trữ có thể gây một số biến chứng sau:
+Nhiễm toan
+Tăng kali máu
+Nhiễm độc citrate và hạ calci
+Hạ thân nhiệt
+Giảm fibrinogen và các yếu tố đông máu (đặc biết V và VIII), plasma đông lạnh ở t0 < -200C, các yếu tố đông máu vẫn tồn tại.
+Giảm tiều cầu (tiểu cầu giảm rất nhanh, sau 48 giờ không còn tiểu cầu).
+DIC (Disseminated Intravascular Coagulation): DIC là sự hoạt hoá của hệ thống đông máu và hệ thống tiêu Fibrin làm tiêu thụ nhiều yếu tố đông máu và tiểu cầu.
+Vi ngưng kết: do các nhóm máu phụ sẽ tạo nên các vi ngưng kết dẫn đến DIC.
+Giảm 2, 3 diphosphoglycerate (2, 3 DPG). Mà 2,3DPG giúp cho sự giải phóng O2 của Hb.

Công thức tính thể tích máu mất

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA Hinh06

Bệnh nhân không rối loạn đông máu:
*1/3 thể tích máu mất được thay thế bằng dung dịch tinh thể (Lactale, nước muối sinh lý).
*2/3 dung dịch keo (Dextran, Albumin…)
B/n có rối loạn đông máu hay Hemophie B
*1/3 máu mất = dung dịch tinh thể theo tỷ lệ 1:3
*1/3 máu mất = dung dịch keo tỷ lệ 1:1
*1/3 máu mất = huyết tương tỷ lệ 1:1

B/n có giảm tiểu cầu: bù thể tích + truyền tiểu cầu
*Tiểu cầu < 20G/l: truyền 1-2 kít tiểu cầu (1 kít = 7 khối, và có thể làm tăng số lượng tiểu cầu từ 35-50 G/l)
*Tiểu cầu 20-50G/l: truyền 1 kít tiểu cầu.
B/n Hemophilie A: bù thể tích + yếu tố VIII
*Truyền yếu tố VIII: theo công thức.

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA Hinh05

SƠ ĐỒ C.:Từ này sẽ được KT trước khi được hiển thị:. LƯỢC ĐIỀU TRỊ

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA Wol_errorThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x768 and weights 81KB.
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA Hinh04

KẾT LUẬN
XHTH là một cấp cứu nội – ngoại khoa trong bệnh tiêu hoá. Cần chẩn đoán và điệu trị nguyên nhân càng sớm càng tốt.
Dù chảy máu ít hay nhiều, việc theo dõi vẫn phải cẩn trọng như nhau vì tuy chảy máu nhỏ, ít nhưng có thể bất ngờ chảy ồ ạt, nguy kịch. Vì vậy, b/n phải được nằm viện theo dõi để điều trị và tìm nguyên nhân.
Liệu pháp truyền dịch và máu hết sức quan trọng.
Nội soi cấp cứu là phương pháp đặt lên hàng đầu, làm trước 24h là tốt nhất và an toàn.

Chữ ký của hieu126

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất