Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

KHÓ THỞ... Empty KHÓ THỞ... Empty

Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

KHÓ THỞ...

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Mon Oct 25, 2010 6:42 pm
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
hieu126
hieu126
menber

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
524%/1000%

Tài năng:%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Tổng số bài gửi : 524
» Points : 1579
» Reputation : 9
» Join date : 15/10/2010
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: KHÓ THỞ...


KHÓ THỞ... Smiley4 Khó thở là triệu chứng thường gặp ở tất cả các phòng khám cấp cứu. Việc tiếp cận chẩn đoán và xử trí kịp thời là rất quan trọng.
Thăm khám và hỏi tiền sử cặn kẽ là rất quan trọng. Các điểm chính:
1. Quá trình diễn biến và khởi phát: Có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân đối ngược nhau dựa vào tốc đô khởi phát (tất nhiên không hoàn toàn rõ ràng).
2. Mức độ nặng: Sự tác động của công việc, hoạt động hằng ngày...
3. Các yếu tố kích thích khởi phát: Khi nghỉ ngơi, khi gắng sức, khó thở về đêm, tư thế cơ thể khi khó thở. Triệu chứng khó thở về đêm rất quan trọng, cung cấp các đầu mối như: khó thở do suy tim trái sau khi ngủ vài giờ và hồi phục sau khoảng 45 phút; hen có xu hướng xuất hiện ban đêm; khó thở khi nằm gợi ý suy thất trái hoặc liệt hoành, mặc dù vậy khó thở kiểu này cũng thường gặp ở nhiều bệnh phổi mạn tính. Khó thở trong khi bơi là 1 đặc điểm của liệt hoành hai bên. Khó thở theo một tư thế là khó thở khi bệnh nhân nằm nghiêng về một bên tức là bệnh nhân có bệnh ở bên đó.
4. Các triệu chứng liên quan: Ho, ho ra máu, cò cử, rít, sốt, chán ăn, sụt cân...
5. Tiền sử bệnh "Bạn đã sử dụng từ xấu, đề nghị bạn xóa ngay" g ngực: cá nhân và gia đình
6. Nghề nghiệp, sở thích, vật nuôi, hút thuốc lá, nghiện ma túy, thuốc...
7. Khám hệ tim mạch và hô hấp: Đánh giá kiểu thở và nhịp thở. Đánh giá các dấu hiệu suy hô hấp. Tìm các dấu hiệu bụng nghịch thường nếu tiền sử gợi ý có liệt hoành.

KHÓ THỞ... Smiley2Cơ chế của khó thờ thì thở ra : Bình thường trong thì hít vào là pha chủ động (có sự tham gia của các cơ hô hấp) và thì thở ra là thì thụ động (không có sự tham gia của các cơ hô hấp và chủ yếu dựa vào sự đàn hồi của thành phế nang, sự thông thoáng của các tiểu phế quản và tiểu phế quản tận và các cơ hô hấp). Lưu ý là tiểu phế quản tận thì không còn có các lớp cơ đàn hồi và các vòng sụn mà chỉ có 1 lớp biểu mô, nên không có khả năng điều chỉnh kích thước lòng phế quản. Trong bệnh lý Hen thì có sự viêm tiết dịch phù nề và co thắt lòng phế quản gây nên sự hẹp lòng phế quản. Trong giai đoạn hít vào, không khí được đưa vào phổi với áp lực cao nhờ sự chủ động của các cơ hô hấp (tạo ra áp suất âm hút khí, nếu mình nhớ không lần thì khoảng - 19cm nước)--> đủ khả năng làm vượt qua chỗ hẹp của các tiểu phế quản tận vào tới phế nang. Trong giai đoạn thở ra, sự đàn hồi của phế nang, thành ngực và sự cống gắng tống khí ra của các cơ hô hấp (thường là cơ hoành và các cơ liên sườn) không đủ mạnh (khoảng +3-6cm nước) làm khí không thoát hết ra khỏi phế nang gây ra hiện tượng ứ khí phế nang --> khó thở thì thờ ra. Trên lâm sàng, bệnh nhân có kiểu thở chu môi điển hình là do bệnh nhân muốn tạo ra PEEP nội sinh --> tăng áp lực dương đường thở cố găng tống khí tồn của phế nang ra.
Cơ chế của khó thở thì thở vào : là đo sự viêm tiết dịch, co thắt của các tiểu phế quản lớn--> hẹp đường thở tương đối.


CÁCH KHÁM MỘT NGỪƠI BỆNH KHÓ THỞ.
Cần nhận định:I. TÍNH CHẤT CỦA KHÓ THỞ.


1. Cách xuất hiện: đột ngột hay dần dần.
- Đột ngột như trong tràn khí màng phổi, phù phổi cấp, hoặc cơn hen phế quản.
- Dần dần, nghĩa là khó thở đã có 2-3 ngày nhưng lúc đầu còn ít, sau bệnh càng tiến triển, khó thở tăng dần đến mức khó thở nhiều và là lý do để đưa người bệnh đến bệnh viện như trong suy tim phải, viêm phế quản phổi tràn dịch màng phổi lao…
2. Lần đầu tiên hay đã tái phát nhiều lần: một ví dụ điển hình của khó thở đã tái phát nhiều lần là cơn hen phế quản.
3. Hoàn cảnh xuất hiện cơn khó thở:
- Khi gắng sức, như trong: suy tim, khí phế thủng.
- Khi thay đổi thời tiết hay khi gặp phải chất sinh dị ứng, như trong khó thở do hen phế quản.
- Trong một số bệnh cảnh nhiểm khuẩn, như khó thở do viêm phế quản phổi, do lao kê, do viêm thanh quản, bạch hầu.
4. Khó thở ở thì não:
- Khó thở ra như trong hen phế quản.
- Khó thở vào như trong khó thở thanh quản, tràn khí hay tràn dịch màng phổi.II. MỨC ĐỘ KHÓ THỞ.


Có thể đánh giá mức độ nhiều hay ít của khó thở dựa vào:
1. Vẻ mặt bề ngoài của người bệnh: ngơ ngác, lo sợ có khi đổ mồ hôi.
2. Tư thế của người bệnh: nhiều khi người bệnh không nằm được phải:
- ngồi dậy cho dễ thở, như trong tràn khí màng phổi
- Hoặc ở tư thế nằm ngửa, nửa ngồi (thê Fowler), rất thường có trong khó thở do suy tim, nhất là phù phổi cấp, trong khó thở do tràn khí màng phổi do viêm phế quản phổi.
- Thậm chí có khi phải chống hai tay xuống đùi, hoặc tì tay vào nhánh cửa sổ, hoặc thành giường để thở, như trong khó thở do cơn hen phế quản.
3. Nhịp và biên độ thở: nhận định dựa trên cử động của "Bạn đã sử dụng từ xấu, đề nghị bạn xóa ngay" g ngực hoặc thành bụng.
- Thở nhanh nhưng nông, như trong khó thở do suy tim, do lao kê và nhất là do viêm phế quản phổi biểu hiện khá rõ rệt ở trẻ em (cánh mũi phập phồng).
- Thở với biên độ và tần số tăng dần đến một mức độ nào đó, rồi thở với một biên độ và tần số giảm dần, rồi ngừng thở để trở lại một đợt thở khác với biên độ tăng dần như trên: nhịp Cheyne – Stokes.
- Thở vào rất sâu, sau đó người bệnh ngừng thở một lúc, rồi thở ra rất ngắn, để rồi lại tiết tục các đợt sau như vậy: nhịp Kussmaul.
4. Ảnh hưởng của thở đối với trao đổi khí: biểu hiện cụ thể ở lâm sàng là xanh tím, xuất hiện sớm nhất ở môi, lưỡi.III. CÁC BIỂU HIỆN KÈM THEO.


Cần phát hiện các triệu chứng chỉ điểm cho một bệnh lý ở:
1. Hệ thống hô hấp trên: khí quản và nhất là thanh quản (khó thở thanh quản) biểu hiện bằng:
- Tiếng thở rít (cornage).
- Hiện tượng lõm ở hố trên ức và dưới ức (tirage sur et sous sternal).
Những biểu hiện đó bắt buộc chúng ta phải khám họng và soi thanh quản cho người bệnh.
2. Hệ thống hô hấp dưới: biểu hiện bằng các triệu chứng và nhất là các hội chứng bệnh lý đã học ở chương hô hấp.
Nhưng nhiều khi triệu chứng bệnh lý ở phổi chỉ làhậu quả của một bệnh timgây rối loạn ở tiểu tuần hoàn, cho nên cần tìm thêm các triệu chứng chỉ điểm một bệnh lý ở:
3. Hệ thống tim mạch.
- Các tiếng bệnh lý ở tim, nhất là tiếng ngựa phi.
- Tình trạng mạch và huyết áp ( tăng huyết áp?).
- Các biểu hiện khác của suy tim: phù, gan. Tĩnh mạch cổ nổi, đái ít…
Ngoài ra còn chú ý đến:
4. Cơ địa của người bệnh.
- Cơ địa dị ứng.
- Cơ địa đái tháo đường, suy thận hoặc lao tiến triển.
Cách khám bệnh có hệ thống nói trên, sẽ cung cấp cho chúng ta những yếu tố để chẩn đoán nguyên nhân khó thở.

Chữ ký của hieu126

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


KHÓ THỞ... Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất