Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

HỎI /ĐÁP CÁCH NÓI CHUYỆN Empty HỎI /ĐÁP CÁCH NÓI CHUYỆN Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

HỎI /ĐÁP CÁCH NÓI CHUYỆN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tue Oct 26, 2010 7:45 am
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
trai xu bien
trai xu bien
mod

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
429%/1000%

Tài năng:33%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Nam
» Tổng số bài gửi : 429
» Points : 1288
» Reputation : 9
» Join date : 25/10/2010
» Age : 33
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: HỎI /ĐÁP CÁCH NÓI CHUYỆN


CHƯƠNG 8 : HỎI / ĐÁP




HỎI /ĐÁP CÁCH NÓI CHUYỆN Insert_1251253819








H: Làm sao để tôi có thể vượt qua được nỗi sợ hãi sân khấu, sự căng thẳng và tình trạng tim đập nhanh?





Đ: - Dần dần rồi quen thôi. Đó là những triệu chứng thông thường, ngay cả đối với những diễn giả lành nghề. Sự căng thẳng gia tăng và nhịp tim dồn nhanh trước khi đăng đàn là cơ chế phản ứng của cơ thể - và điều đó là bình thường.

- Bạn càng có kinh nghiệm, bạn càng tự chuẩn bị cho mình sẵn sàng hơn, và những triệu chứng ấy sẽ trở nên ít hơn.

- Giữ nhịp thở chậm trong chốc lát trước khi lên sân khấu, bạn sẽ thấy đỡ hơn. Bắt đầu bài nói chuyện một cách khoan thai, bạn cũng sẽ thấy giảm căng thẳng.



==============================



H: Làm sao để khơi lên và giữ được sự chú ý của cử toạ?





Đ: - Hãy nhìn vào mắt của người ta.

- Đừng nói nếu có ai đó đang đi lại trong lối đi hay nếu có sự xôn xao giữa cử toạ.

- Có những lúc tạm dừng nói để người nghe có thì giờ hấp thu nội dung sâu hơn.

- Hãy sử dụng các phương tiện nghe nhìn.

- Hãy nói từ kinh nghiệm và đừng quên kể những câu chuyện riêng của bạn.

- Bài nói chuyện của bạn phải ngắn chứ đừng quá dài.



==============================







H: Làm sao tôi biết thính giả của mình đang chán và không đang lắng nghe?





Đ: Dễ biết lắm. Bạn hãy xem những dấu hiệu sau đây:

- Nhiều người trong cử toạ ngồi dựa hẳn ra phía sau và khoanh tay lại.

- Có những ánh mắt đờ đẫn. Không ai mỉm cười cũng chẳng ai gật gật đầu.

- Người ta ngủ gục.

- Những tiếng đằng hắng mỗi lúc một nhiều hơn.

- Và những dấu hiệu không lời khác, như: người ta liên tục nhìn đồng hồ, cắn móng tay, đong đưa hai chân, nhìn qua nhìn lại nhau, cựa quậy trong chỗ ngồi, và tệ hại nhất là họ bắt đầu đứng lên bước ra ngoài.



==============================



H: Làm sao để tôi tự tin hơn?





Đ: - Câu trả lời là phải thực hành. Bạn tận dụng mọi trường hợp có thể để làm một bài nói chuyện. Tôi tập tự tin bằng cách nói chuyện với các thính giả trẻ, chẳng hạn sinh viên hay những nhóm trẻ. Điều này sẽ giúp bạn dần dần có can đảm để nói chuyện với những cử toạ lớn tuổi hơn.

HỎI /ĐÁP CÁCH NÓI CHUYỆN Insert_1251253905
- Càng đối diện với thính giả, bạn sẽ càng tự tin.

- Hãy bắt đầu với những câu ngắn gọn trong hai hay ba phút. Luôn luôn ghi nhớ rằng một câu ngắn thì khó mà sai. Bạn sẽ không đi lạc ra ngoài điều chính yếu muốn nói.

- Những bài nói chuyện ứng khẩu là dạng thực hành tốt để tập tự tin. Thực ra, chúng không phải luôn luôn là ‘ứng khẩu’ đâu, vì bạn có thể tập dượt vài bài nói chuyện ứng khẩu để dùng vào các dịp đám cưới, lễ tốt nghiệp, sinh nhật, vv.

- Hãy tự nhiên. Đừng bắt chước ai khác.

- Hãy nắm chắc đề tài của bạn, rồi sự tự tin sẽ tự nó đến.



==============================



H: Tôi cần thu thập bao nhiêu dữ liệu cho một bài nói chuyện?





Đ: - Không có qui tắc nhất định ở đây. Kinh nghiệm sẽ hướng dẫn bạn. Một số người cần đọc tài liệu trong 60 phút để nói chuyện trong 5 phút.

- Bạn cần đọc càng nhiều càng tốt.

- Có thể bạn phải làm một vài nghiên cứu tại chỗ.

- Bạn cũng có thể truy cập internet. Nhưng lưu ý đừng lấy nguyên xi của người ta. Làm thế là đạo văn đấy, một việc bất chính!



==============================



H: Tôi có thể học thuộc lòng bài nói chuyện của mình không?


Đ: - Dĩ nhiên là được. Nhưng bạn đừng làm thế. Đừng bao giờ học thuộc lòng một bài nói chuyện. Lỡ bạn quên mất một hay hai giòng thì sao? Tệ hơn nữa, nói thuộc lòng sẽ nghe rất là khô khan. Thính giả của bạn sẽ nhận ra ngay đấy.

- Khi nói thuộc lòng, bạn không còn tự nhiên nữa. Những thứ duy nhất mà bạn có thể học thuộc lòng, đó là một trích dẫn, một bài thơ hay một đoạn thơ.



==============================



H: Tôi có thể đọc bài nói chuyện của tôi không?





Đ: - Bạn có thể chứ. Nhưng đừng. Đó là cách tốt nhất để ru ngủ thính giả đấy.

- Trường hợp duy nhất mà bạn đọc một bài nói chuyện, đó là khi bạn làm điều này nhân danh một người khác, chẳng hạn bạn thay mặt cho giám đốc của mình… Ngay cả trong trường hợp đó, bạn cũng hãy trình bày vắn tắt thôi. Có thể dùng PowerPoint hay đèn chiếu.
HỎI /ĐÁP CÁCH NÓI CHUYỆN Insert_1251253995



- Cuối phần trình bày tổng lược ấy, bạn phân phát cho người ta bản văn đầy đủ trong hình thức tài liệu cầm tay. Điều này sẽ phòng tránh việc người ta trích dẫn sai sau này.

- Văn viết và văn nói không giống nhau. Nhiều khi văn viết rất hay, nhưng đem đọc cho thính giả nghe thì không còn hay như thế nữa.



==============================



H: Tôi có thể dùng các phiếu ghi ‘nốt’ trong khi nói chuyện không?





Đ: - Vâng, bạn có thể. Nhưng liệu sao để việc nhìn vào phiếu không gây chia trí cho người nghe. Điều tối kỵ là trước bài nói chuyện, bạn lôi ra quá nhiều xấp giấy ghi ‘nốt’. Tôi thường không sử dụng quá hai phiếu ghi ‘nốt’ cho một bài nói chuyện.

HỎI /ĐÁP CÁCH NÓI CHUYỆN Insert_1251254057
- Kích thước của phiếu khoảng 10 cm x 15 cm là vừa. Bạn nên liệu sao để dùng không quá 7 phiếu.

- Một tờ giấy ghi bố cục của bài nói chuyện cũng rất hữu ích. Nhưng kích thước chữ phải đủ lớn để nhìn thấy rõ.

- Nếu bạn làm một bài diễn giảng, có thể cần thêm một số tờ ghi chú khác nữa, nhưng đừng vượt quá 5 tờ.

- Điều quan trọng là phải biết di chuyển từ ‘nốt’ này sang ‘nốt’ khác, từ phiếu này sang phiếu khác. Một số người có ‘tật xấu’ là dừng lại quá lâu ở một phiếu. Đừng quên rằng thính giả đang quan sát mọi chuyển động của bạn đấy, vì thế, bạn hãy … chuyển động!



==============================



H: Khi trả lời trong một diễn đàn mở (open forum), tôi nên làm gì khi có ai đó bình luận dài lê thê như một… bài nói chuyện – và trường hợp tương tự là khi người ta hỏi một câu mà hoá thành 3 câu?





Đ: - Công việc của người điều khiển chương trình là yêu cầu thính giả bình luận vắn tắt thôi và đặt câu hỏi phải rõ ràng, dứt khoát. Đôi khi không có sẵn người điều khiển chương trình, và bạn phải tự đảm nhận vai trò đó.

- Tại diễn đàn mở, cử toạ đứng về phía bạn. Họ muốn ra về đúng giờ. Họ khó chịu khi ai đó nói vòng vo, lạc đề, làm mất thì giờ. Bổn phận của bạn là can thiệp vào và nói: “Xin lỗi ông / bà, câu hỏi chính xác của ông / bà là gì ạ?” hoặc “Xin ông / bà cho tôi biết câu hỏi.”

- Nếu có hơn một câu hỏi trong ‘một’ câu hỏi, bạn hãy trả lời lần lượt, và bắt đầu với câu hỏi dễ nhất.



==============================



H: Tôi phải làm gì khi có người không đồng ý với bài nói chuyện của tôi và thậm chí phản ứng gay gắt?












HỎI /ĐÁP CÁCH NÓI CHUYỆN Insert_1251254156Đ: - Hãy bình tĩnh. Đừng đối đầu. Bạn hãy trả lời cách lịch sự. Hãy mỉm cười và nói “Có thể tôi trình bày chưa được rõ” hoặc nói “Có thể bạn đã hiểu nhầm ý tôi.” Rồi, bạn trình bày lại quan điểm của mình. Bạn cứ giữ lập trường. Cử toạ thường đứng về phía bạn.


LỜI KẾT



Các hình thức và các phương pháp truyền thống nói trước công chúng nay không còn thích hợp nữa. Kiểu thức đã chuyển đổi. Truyền thông điện tử đã bỏ qua các tiến trình truyền thông cổ xưa. Các phương tiện truyền thông ngày nay đã làm thu hẹp rất nhiều tầm chú ý của người ta. Dù bạn thuyết giáo, giảng dạy trong lớp hay nói chuyện trên diễn đàn, hãy chú ý đến thính giả. Thính giả đã thay đổi, vì thế chúng ta cũng phải thay đổi, nếu chúng ta muốn trở thành những diễn giả hữu hiệu và có khả năng sáng tạo.



Nếu bạn muốn cải thiện khả năng nói trước công chúng, hãy dành thời giờ để lắng nghe càng nhiều bài nói chuyện càng tốt. Một người biết lắng nghe là một người biết truyền đạt. Bạn đừng quên ghi ‘nốt’ khi nghe các bài nói chuyện.



Hãy chỉ ra những bài nói chuyện nào bạn thích và những bài nào bạn không thích. Phân tích những bài bạn thích, bạn sẽ nhận ra những phương hướng cụ thể để cải thiện khả năng nói chuyện của chính mình. Suy nghĩ về những bài nói chuyện mà bạn không thích, bạn sẽ thấy đâu là những điều mình cần tránh.



Cuối cùng, khi nói chuyện, bạn hãy truyền thông chính mình – cả xác lẫn hồn.



Tôi mong tập sách nhỏ này có thể giúp bạn phần nào đạt được mục tiêu đó.

Chữ ký của trai xu bien

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


HỎI /ĐÁP CÁCH NÓI CHUYỆN Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất