Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

CẢM CÚM Ở TRẺ EM Empty CẢM CÚM Ở TRẺ EM Empty

Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

CẢM CÚM Ở TRẺ EM

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tue Oct 26, 2010 7:10 pm
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
hieu126
hieu126
menber

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
524%/1000%

Tài năng:%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Tổng số bài gửi : 524
» Points : 1579
» Reputation : 9
» Join date : 15/10/2010
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: CẢM CÚM Ở TRẺ EM


Cảm là bệnh nhiễm siêu vi cấp tính của đường hô hấp trên. và là bệnh hay gặp nhất ở con người.

Trẻ em dễ mắc bệnh và bệnh thường kéo dài hơn ở người lớn

Cảm lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hay do nhiễm virus trong môi trường. Bệnh thường lây trong vòng 2-4 ngày đầu của bệnh.

Lây nhiễm trực tiếp: người bệnh thường có virus ở bàn tay do tự tiếp xúc với chất tiết ở mắt và mũi, sau đó có thể lây cho người khác ít nhất trong vòng 2 giờ. Nếu 1 trẻ bị cảm sờ vào tay trẻ khỏe mạnh trong vòng 10 giây, sau đó đứa trẻ khỏe mạnh này dụi mắt hay mũi của nó thì nó có thể bị nhiễm bệnh.

Lây nhiễm gián tiếp qua đồ dùng trong nhà: một số virus có thể sống lâu nhiều ngày trên bề mặt các vật dụng trong nhà như nắm khóa cửa, đồ chơi

Hít phải virus trong không khí: trẻ bệnh có thể thải virus ra môi trường qua các giọt nước từ dịch mũi khi thở, ho, hắt hơi .

TRIỆU CHỨNG:

Triệu chứng thường xuất hiện sau 1-2 ngày tiếp xúc với nguồn lây:

- Sung huyết mũi: Ơ trẻ con, triệu chứng sung huyết mũi thường nổi bật (nghẹt mũi), có thể có sổ mũi trong, vàng hay xanh.

- Sốt : thường trên 38oC trong 3 ngày đầu.

- Các triệu chứng khác: đau họng, ho, quấy, khó ngủ, chán ăn, niêm mạc mũi sưng đỏ, hạch cổ có thể to nhẹ

Triệu chứng cảm thường nặng nhất trong vòng 10 ngày đầu.

Cũng không ít các trường hợp đợt cảm này vừa lui chưa kịp dứt thì đã bị đợt bệnh cảm khác, làm cho bà mẹ tưởng rằng đợt bệnh kéo dài cả tháng, nhất là về mùa thu và đông.

BIẾN CHỨNG:

Bệnh cảm ít gây biến chứng. Tuy nhiên, bà mẹ cần biết một số các triệu chứng của các biến chứng sau:

- Nhiễm trùng tai: 5-15% trẻ bị cảm có biến chứng viêm tai do siêu vi hay do vi trùng. Trẻ bị sốt sau 3 ngày bị cảm, có triệu chứng đau tai, chảy mủ tai.

- Suyễn: cảm có thể gây triệu chứng khò khè ở trẻ chưa từng bị khò khè, hay làm cho trẻ đã từng bị suyễn khởi phát cơn suyễn.

- Viêm xoang: nếu sau 14 ngày mà triệu chứng cảm chưa bớt thì phải coi chừng bị viêm xoang do vi trùng

- Viêm phổi: phải nghi ngờ nếu trẻ có sốt sau 3 ngày bị cảm, có ho và thở nhanh.

- Biến chứng khác: viêm họng, viêm kết mạc.

ĐIỀU TRỊ:

Điều trị triệu chứng là chủ yếu:

- Hạ sốt: nếu sốt > 38oC

- Nhỏ mũi, hút mũi là việc làm có hiệu quả

- Uống nhiều nước.

- Điều trị triệu chứng bệnh cảm ở trẻ em khác ở người lớn. Tất cả các thuốc trị triệu chứng như thuốc kháng histamine, thuốc ho, thuốc long đàm, thuốc chống sung huyết… đều chưa được chứng minh là có hiệu quả ở trẻ em.

- Các thuốc khác: vitamin C, kẽm chưa được chứng minh là có hiệu quả.

- Kháng sinh: kháng sinh không có tác dụng trong điều trị cảm, không có tác dụng trong phòng ngừa bội nhiễm. Kháng sinh có thể cần thiết nếu cảm bị bội nhiễm vi trùng như viêm tai, viêm phổi, viêm xoang. Nếu dùng kháng sinh bừa bãi sẽ có nhiều tác dụng phụ của kháng sinh và làm tăng nguy cơ kháng thuốc.

PHÒNG NGỪA:

Giữ gìn vệ sinh là phương pháp có ích giúp ngăn ngừa bị nhiễm virus gây bệnh cảm, bao gồm các biện pháp sau:

- Rửa tay: là phương pháp cơ bản và hữu hiệu nhất để ngăn ngừa lây nhiễm. Chỉ cần rửa tay với xà phòng thường, rửa tay đúng cách, không cần thiết dùng xà phòng diệt khuẩn. Nên dạy cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi ho hay hắt hơi.

- Rửa tay bằng dung dịch rửa tay nhanh đúng cách cũng hiệu quả.

- Tránh tiếp xúc nguồn lây nếu có thể được. Trẻ bệnh nên cho nghỉ học để tránh lây lan

- Dùng chất tẩy rửa lau nhà.

KHI NÀO CẦN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ:

Cần đi khám ngay nếu trẻ có các dấu hiệu sau:

- Bỏ ăn, uống kéo dài.

- Thay đổi hành vi thái độ ( li bì, kích thích)

- Khó thở, thở mệt, thở nhanh.

Cần đi khám bệnh nếu trẻ có các triệu chứng sau:

- Sốt ≥38,4 oC kéo dài hơn 3 ngày.

- Nghẹt mũi không giảm hay nặng hơn kéo dài ≥ 14 ngày

- Đỏ mắt, mắt có ghèn vàng

- Triệu chứng ở tai: đau tai, chảy mủ tai.

CÚM A/H1N1

Hiện nay, cả thế giới đang rất lo sợ trước sự xuất hiện và sự nguy hiểm của dịch cúm gây chết người hàng loạt. Virus cúm A/H1N1 đang lan tràn và có nguy cơ gây ra đại dịch toàn cầu.

Dòng virus H1N1 vốn dĩ thường gây cúm ở heo, cúm heo hiếm khi lây nhiễm thẳng vào con người. Loại virus gây bệnh hiện nay là 1 chủng mới vì nó tổng hợp gen virus cúm heo, virus cúm gà và cúm người, do đó có khả năng lây từ người sang người. Chưa ghi nhận trường hợp heo bị nhiểm loại virus này.

Một điều đáng lo ngại la chưa có loại vaccin hữu hiệu cho dòng cúm này.Các loại vaccin cúm đang có mặt trên thị trường hiện nay không có hiệu quả. Cần phải mất khoảng 6 tháng để có loại vaccin ngừa cúm mới.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức gọi tên chủng virus mới này là Cúm A/H1N1 thay cho tên gọi Cúm heo thời gian qua.

Cách lây nhiễm loại cúm mới này cũng giống như các loại cúm thông thường khác. Do đó để phòng ngừa chúng ta cần tuân thủ các biện pháp giữ vệ sinh, phòng chống lây nhiễm cho cá nhân và trong cộng đồng thì sẽ hạn chế được rất nhiều nguy cơ nhiễm bệnh trong lúc chưa có vaccine hiệu quả.

Chữ ký của hieu126

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


CẢM CÚM Ở TRẺ EM Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất