Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

10 lỗi thường gặp khi kê đơn thuốc Empty 10 lỗi thường gặp khi kê đơn thuốc Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

10 lỗi thường gặp khi kê đơn thuốc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Thu Oct 28, 2010 10:21 am
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
trai xu bien
trai xu bien
mod

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
429%/1000%

Tài năng:33%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Nam
» Tổng số bài gửi : 429
» Points : 1288
» Reputation : 9
» Join date : 25/10/2010
» Age : 33
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: 10 lỗi thường gặp khi kê đơn thuốc


Rất nhiều trường hợp bệnh nhân đã bị bệnh nặng hơn do thầy thuốc phạm phải những sai sót phổ biến sau:

1. Viết nhầm tên thuốc: Hiện nay, có đến hàng trăm ngàn tên thuốc gốc và biệt dược, trong đó nhiều tên thuốc khi đọc lên nghe na ná nhau, ví dụ Celebrex, Cerebyx. Đã có những sai lầm nghiêm trọng về dùng thuốc do sự cố tên thuốc gần giống nhau, chẳng hạn có trường hợp tử vong do bác sĩ cho thuốc Amrinone (gây giãn mạch) mà lẽ ra phải cho Amiodarone (chống loạn nhịp tim).

2. Thiếu hiểu biết: Hầu hết những sai lầm trong kê đơn là do thầy thuốc không chú ý đến chống chỉ định và sự tương tác của thuốc. Ví dụ Celecoxib có tác dụng phụ là gây dị ứng; Nếu sơ ý kê đơn thuốc này cho bệnh nhân mẫn cảm với Sulfonamid thì kết quả sẽ xảy ra dị ứng nghiêm trọng. Nhiều thuốc có chống chỉ định hoặc phải dùng thận trọng ở một số bệnh nhân đang có trạng thái bệnh lý nào đó, như Metformin không nên dùng cho bệnh nhân suy thận; Không dùng thuốc chẹn beta cho bệnh nhân hen...

3. Nhầm lẫn về liều lượng: Cũng là vấn đề rất thường gặp. Theo một nghiên cứu ở Mỹ, trong số những lỗi về liều lượng thuốc, cho quá liều chiếm 41,8%, cho không đủ liều chiếm 16,5%. Với một số thuốc như Digoxin thì liều lượng cần dựa trên trọng lượng cơ thể lý tưởng, nhưng với nhiều thuốc khác như Heparin thì liều lượng phải căn cứ vào trọng lượng cơ thể thực sự. Nếu bệnh nhân bị dư cân mà cho Digoxin với liều lượng tính theo trọng lượng cơ thể thực sự thì có khả năng quá liều. Dùng kháng sinh Gentamycine cho bệnh nhân thuộc diện béo phì thì nên điều chỉnh liều lượng theo công thức: (trọng lượng cơ thể lý tưởng + 0,4 x trọng lượng cơ thể thực sự). Dùng thuốc quá liều lượng có thể đe dọa đến tính mạng, còn dùng không đủ liều thì việc điều trị không kết quả. Nhiều sai lầm khác về liều lượng cũng có thể xảy ra khi lấy liều dùng cho người trưởng thành dùng cho trẻ em hoặc người cao tuổi; Với những bệnh nhân này cần điều chỉnh liều lượng theo tầm vóc, khả năng chuyển hóa và đào thải của thuốc.

4. Đặt nhầm dấu thập phân ở hàm lượng thuốc: Có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ví dụ Digoxin 0,125mg lại viết nhầm là 1,25mg (tăng liều lượng thuốc lên 10 lần); Viết Terbutaline 2,5mg tiêm dưới da thay vì phải kê 0,25mg, sở dĩ ghi nhầm vì Terbutaline còn có dạng viên với hàm lượng 2,5mg.

5. Không nhận định đúng về dạng hàm lượng thuốc: Các dạng hàm lượng của thuốc có tác dụng sinh học và dược động học khác nhau, do đó nếu nhầm lẫn về dạng hàm lượng thuốc có thể dẫn đến những tác dụng trị liệu khác nhau. Ví dụ Hydralazine là thuốc hạ huyết áp có dạng ống tiêm và viên uống; Khi chuyển từ dạng tiêm tĩnh mạch sang dạng uống, cần nhớ rằng dạng uống chỉ có tác dụng sinh học vào khoảng 30-50% so với dạng tiêm tĩnh mạch, cho nên liều uống cần cao hơn mới thu được tác dụng như liều tiêm.

6. Nhầm lẫn về tần suất dùng thuốc trong ngày: Mặc dù dạng hàm lượng của một số thuốc quy định khoảng cách dùng thuốc trong ngày, nhưng vẫn có thể có lỗi không thận trọng của thầy thuốc, ví dụ cao dán Clonidine chỉ dùng mỗi tuần một lần, nhưng lại ghi là “mỗi ngày”. Làm như vậy đã thay đổi tính chất dược lý và dược động học của thuốc. Nhiều thuốc cần tôn trọng nghiêm ngặt số lần dùng trong ngày hoặc giờ dùng thuốc, ví dụ Tetracycline 500mg cần uống 4 lần trong ngày, thuốc tránh thai cần uống vào một giờ nhất định...

7. Viết chữ quá khó đọc, quá tháu và không thận trọng khi dùng các chữ viết tắt: Đây là lỗi rất phổ biến. Một nghiên cứu về vấn đề này đã thống kê có đến hơn 50% số đơn thuốc không đọc được tên thuốc, liều lượng và cách dùng. Nhiều thầy thuốc chữ viết đã khó đọc lại viết rất tháu. Tuy viết tắt giúp tiết kiệm thời gian nhưng xem ra “lợi bất cập hại” vì có nguy cơ gây nhầm lẫn. Liều lượng thuốc có khi tính theo đơn vị quốc tế (viết tắt là IU) nhưng vì vội thầy thuốc đã viết chữ U thành chữ O, làm cho liều lượng tăng lên 10 lần; Không được viết tắt microgram là mg vì có thể nhầm với mg. Trình bày đơn thuốc rõ ràng với những lời căn dặn cẩn thận chính là sự thể hiện ý thức trách nhiệm của bác sĩ đối với người bệnh.

8. Không chú ý đến tương tác thuốc: Muốn tránh sai sót này, cách tốt nhất là thầy thuốc phải luôn nâng cao hiểu biết về thuốc. Không kê quá nhiều thứ thuốc không cần thiết. Nên biết rằng dùng đồng thời từ 2 loại thuốc trở lên hoặc dùng thêm một loại thuốc vào chế độ thuốc đã ổn định đều có nguy cơ gây ra tương tác thuốc. Hậu quả có thể gặp là làm thay đổi tính chất dược lý, làm thuốc độc hơn hoặc triệt tiêu mọi tác dụng có lợi của thuốc mới thêm vào. Dùng kháng sinh ở phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai có thể làm giảm hiệu quả tránh thai và dẫn đến có thai ngoài ý muốn. Cần chú ý đến tương tác thuốc giữa Theophylline và Erythromycine, Digoxin và Quinidine, Rifampin và thuốc tránh thai. Tương tác thuốc cũng có thể xảy ra do cách dùng thuốc, ví dụ cho Phenytoin và Ciprofloxacin qua ống thông dạ dày để nuôi bệnh nhân sẽ làm giảm tác dụng hấp thu của thuốc.

9. Không chú ý điều chỉnh liều lượng: Cần căn cứ vào chức năng thận, gan hay tim mạch của người bệnh để điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp. Phần lớn kháng sinh được đào thải qua thận và do đó có thể bị tích tụ ở bệnh nhân suy thận. Mặc dù dùng quá liều kháng sinh có thể đem lại tác dụng diệt khuẩn cao nhưng cũng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu không hồi phục. Những thuốc dễ sai sót khi kê đơn là thuốc kháng sinh (39,7%), thuốc tim mạch (17,5%).

10. Không quan tâm đến tiền sử bệnh của người dùng thuốc: Thiếu sót này có thể dẫn đến nhiều tai biến nghiêm trọng về tương tác thuốc. Chẳng hạn bệnh nhân hen nhạy cảm với Aspirine, vì vậy cho dùng thuốc giảm đau chống viêm không có nhân steroid để chữa đau lưng có thể dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng; Cũng như không được tiêm Penicilline cho người đã từng bị dị ứng với thuốc kháng sinh này.
Bs Đào Xuân Dũng-Sức Khỏe Đời Sống Số 309


Chữ ký của trai xu bien

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


10 lỗi thường gặp khi kê đơn thuốc Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất