Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

Đào tạo nhân lực cho ngành y tế dự phòng ở địa phương trong giai đoạn hiện nay Empty Đào tạo nhân lực cho ngành y tế dự phòng ở địa phương trong giai đoạn hiện nay Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

Đào tạo nhân lực cho ngành y tế dự phòng ở địa phương trong giai đoạn hiện nay

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Fri Oct 29, 2010 12:49 am
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
Admin
Admin
Admin

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
311%/1000%

Tài năng:%/100%

Liên lạc
http://bsyhdp.co.cc

Thông tin thành viên
» Tổng số bài gửi : 311
» Points : 953
» Reputation : 34
» Join date : 14/10/2010
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: Đào tạo nhân lực cho ngành y tế dự phòng ở địa phương trong giai đoạn hiện nay


Đào tạo nhân lực cho ngành y tế dự phòng ở địa phương trong giai đoạn hiện nay
Phạm Ngọc Đính

Ngành Y tế dự phòng (YTDP) hiện đang đứng trước thực trạng thiếu về số lượng (thiếu một cách tùy theo khu vực) và yếu về chất lượng nhân lực chuyên môn kỹ thuật và quản lý nghiệp vụ.
Thiếu về số lượng ở đây thể hiện qua số lượng định biên chuyên môn thực có hiện nay của các cơ Sở YTDP, trước hết là các trung tâm YTDP tuyến tỉnh (trung bình có biên chế từ 40-45 người, bao gồm cả khoa phòng chống sốt rét-bướu cổ ở một số tỉnh), và của các đội YTDP tuyến huyện (trung bình có biên chế từ 8-10 người, bao hàm cả các nội dung PCSR, phòng chống các bệnh xã hội và hầu hết các chương trình y tế về tới huyện). Nhìn chung số lượng, định biên hiện nay chưa đáp ứng được khối lượng công việc rất lớn về YTDP ở mỗi cơ sở địa phương.
Chất lượng yếu kém ở đây được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu đánh giá, trong đó có chỉ tiêu số lượng cán bộ chuyên môn có bằng chuyên khoa đúng chuyên ngành ở bậc đại học và trung học còn râ'tthấp. Xin đơn cử ví dụ: Qua thống kê ở 80 đội YTDP của 80 huyện thuộc 9 tỉnh đại diện các vùng thành thị, đồng bằng, trung du và miền núi khu vực phía Bắc, kết quả cho thấy tỷ lệ cán bộ bậc đại học là 15,3% tổng số cán bộ nhân viên (CBNV) (1221800, bình quân 1 ,5 cán bộ đại học cho mỗi đội), tỷ lệ cán bộ có bằng sau đại học, chủ yếu là bằng chuyên khoa l chiếm 6,7% (54/800), trong đó tỷ lệ cán bộ có bằng CKI đúng chuyên ngành như vệ sinh dịch tễ (VSDT), Y tế công cộng (YTCC), Tổ chức y tế (TCYT)... chỉ có 3,75% (30/800), và nếu tính cả bằng chuyên khoa bậc trung học thì tỷ lệ này là 9,6% tổng số CBNV (771800, bình quân chưa có đủ 1 cán bộ chuyên khoa cho mỗi đội YTDP tuyến huyện). Tại tuyến tỉnh tình hình cán bộ chuyên khoa có khả quan hơn song vẫn không ít tỉnh đến nay chưa có cán bộ chuyên khoa cho l•nh đào các khoa chuyên môn chủ chốt của trung tâm YTDP, chưa nói gì tới những khoa mới tách hoặc mới thành lập như tế lao động, Sức khỏe môi trường, Kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Kiểm dịch y tế biên giới, Phòng Chống AIDS.
Nói về tương lai việc đào tạo nhân lực cho ngành YTDP cùng chẳng lấy gì làm khả quan hơn khi mà chính sách về đào tạo hiện nay còn mang tính cào bằng, trong khi bản thân sức thu hút của hệ YTDP thấp hơn nhiều so với các hệ khác của ngành Y tế. Một ví dụ là lớp cử nhân YTCC đầu tiên của Trường: Đại học y khoa Hà Nội, một trung tâm đào tạo y khoa lớn nhất cả nước, chỉ có 7 học sinh. Không khí học hành của cả thầy và trò vô cùng buồn tẻ, thật tương phản với hình ảnh một lớp học của hệ đa khoa điều trị cũng của trưởng với trên 200 học sinh ngồi chật hội trường chăm chú, hứng thú học tập.
Với một thực trạng và tương lai về đào tạo nhân lực như nêu trên thì ngành YTDP dù có cố gắng mấy cũng khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành, theo đúng tinh thần quan điểm của ĐảNG ta về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân lấy ''phòng bệnh là chính, chữa bệnh là quan trọng''.
Để góp phần từng bước nâng cao chất lượng phục vụ của ngành YTDP trong những năm đầy thách thức sắp tới của nước ta, chúng tôi thấy nên coi trọng hơn chiến lược đào tạo, đào tạo lại nhân lực YTDP và coi đây là một trong những chìa khóa có tính quyết định giúp duy trì và nâng cao năng lực của ngành YTDP. Đã có nhiều hội nghị và hội thảo chuyên đề về vấn đề đào tạo huấn luyện của toàn ngành Y tế Chúng tôi chỉ xin lạm bàn và đề xuất một vài giải pháp rất cụ thể liên quan nhiều hơn tôi công việc đào tạo huấn tuyến nhân lực YTDP hiện nay và một vài năm sắp tới.
1- Nghị định 01/1998/NĐCP và sau đó là Quyết định 2468/1999 QĐ-BYT là những văn bản rất cơ bản của Ngành, trong đó cho cả hệ YTDP. Song qua hơn 2 năm thực thi đã cho thấy có những điểm chưa hoàn thiện, trong đó có liên quan tới chức năng nhiệm vụ và định biên của các khoa chuyên môn chính thuộc trung tâm YTDP tuyến tỉnh và nhất là của đội YTDP tuyến huyện. Cần tiến tới chuẩn hóa về số lượng, cơ cấu định biên và đi cùng là chuẩn hóa bậc chức danh (bậc cần được đào tạo) của từng chức danh định biên chủ chốt của 1 trung tâm và của đội. Ví dụ: có thể tiến tới các trưởng khoa thuộc trung tâm YTDP tỉnh tối thiểu có bằng CKI (hoặc thạc sĩ) phù hợp chuyên ngành, và đội trưởng YTDP huyện có bằng CKI chuyên ngành VSDT HOặCYTCC. Chính việc chuẩn hóa định biên và chức danh như nêu trên tạo cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học để các đơn vị YTDP các tuyến lập quy hoạch nhân lực, cũng như các cơ sở đào tạo xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch đào tạo chuyên khoa cho từng năm học theo khu vực dân cư được phân cấp.

2- Để có cán bộ bậc đại học hệ YTDP (cử nhân YTCC, bác sĩ chuyên khoa YHDP) đáp ứng đủ nhu cầu toàn Ngành, cần đề nghị Nhà nước cho tăng thêm chỉ tiêu tuyển sinh học cử nhân YTCC tạo các trường đại học y dược chủ chốt của 3 miền (chỉ tiêu hiện tại là 180/năm cho hệ cử nhân YTCC). Đa dạng hoá loại hình đào tạo cán bộ bậc đại học cho hệ dự phòng, bao gồm duy trì với số lượng thích đáng loại hình đào tạo bác sĩ chuyên khoa YHDP, mở thêm hình thức đào tạo chuyên tu cử nhân YTCC. Có chế độ ưu đãi cho học sinh ở những hệ này (ví dụ: cấp học bổng toàn phần như đối với học sinh sư phạm; ưu tiên tuyển vào hệ công chức khi ra trường, kể cả công chức tại tuyến xã phường; áp dụng chế độ cử tuyển rộng rãi hơn cho các vùng đặc biệt khó khăn và học sinh dân tộc ít người). Tuy nhiên không nên ''ưu tiên' bằng cách hạ thấp điểm thi tuyển vào và thi ra trưởng. Ngoài ra các cơ sở đào tạo sớm cho soạn thảo và hoàn thiện các bộ chương trình gốc sao cho rất phù hợp với đặc thù ngành YTDP và đặc thù của cộng đồng việt Nam, và để cho nội dung giảng dạy không xa thực tế việc soạn thảo nên có thêm ý kiến của những người làm công Tác YTDP ở Vụ và các viện chuyên ngành.
Ngoài ra, tại tuyến xã các hoạt động CSSK mang tính chất y tế cộng đồng rất rõ. Đối tượng phục vụ chính là cộng đồng dân cư mạnh khỏe, đang lao động và sinh sống bình thường song cũng thường xuyên tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ bệnh tật. Vì thế, trưởng trạm y tế xã nên được đào tạo theo hướng là BS chuyên khoa YHDP hoặc cử nhân YTCC và nên đưa thành mục tiêu và giải pháp của chiến lược đảo đảm BS cho tuyến xã trong cả nước.
3- Để từng bước có đủ cán bộ chuyên khoá, trước hết là CKL, CKLL bậc đại học đúngvới chuyên ngành phục vụ (các chuyên khoa VSDT, YLCC, YHDP, Dinh dưỡng cộng đồng, YXHH và TCYT), xin được nêu một vài giải pháp cụ thể sau:
Lãnh đạo trung tâm YTDP tỉnh và các phòng/trung tâm y tế huyện (đội YTDP huyện) cần có quy hoạch cho việc đào tạo từng chức danh định biên của cơ sở mình, đồng thời lập lộ trình cho việc thực hiện quy hoạch này dựa vào định biên được Chính phủ và Bộ Y tế cho phép.
- Để tăng năng lực đào tạo, có thể giao nhiệm vụ và chỉ tiêu đào tạo CKI (hoặc CKLL ở một số chuyên ngành sâu) cho một số viện chuyên ngành để đào tạo cho chuyên ngành mình, bởi vì chương trình đào tạo chuyên khoa có tới trên 70% là nội dung thực hành, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của các viện. Tất nhiên để làm được việc này các viện đào tạo phải nhận được bự hỗ trợ về chương trình cơ bản và phương pháp luật giảng dậy của các trường đại học có truyền thống và nhiều kinh nghiệm.
Mạnh dạn áp dụng chế độ chuyên và ưu tiên thi vào các lớp CKI , kỹ thuật viên, YTCC trung cấp cho những vùng đặc biệt khó khăn (áp dụng trong một số năm nhất định), đi cùng với các quy định bắt buộc phục vụ sau ra trưởng và các chế độ thu hút hay khuyến khích khác thì mới mong có được đội ngũ cán bộ chuyên khoa, cả bậc đại học và trung học, cho ngành YTDP tại những vùng còn nhiều khó khăn này.
- Đề nghị chính quyền tỉnh và huyện có chế độ hỗ trợ một phần cho cán bộ đi học chuyên khoa, nhất là các chuyên khoa hệ YHDP, giống như đã từng hỗ trợ cho những cán bộ đi đào tạo thạc sĩ hoặc tiến sĩ hiện nay.
4- Đứng trước thực tế là số lượng kỹ thuật viên YTDP trong những năm vừa qua hao hụt bởi nhiều lý do trong khi các trường THYT tuyến tỉnh không có loại hình đào tạo này, và số lượng bổ xung từ các trưởng THYT Tư hay các khóa KTV xét nghiệm ở một số viện chuyên ngành chưa đáp ứng đủ nhu cầu ca các cơ sở nghiên cứu và các trung tâm YTDP tuyến tỉnh. Tình trạng thiếu trầm trọng những KTV tay nghề cao rất phổ biến ở tất cả các tuyến YTDP. Để góp phần khắc phục tình trạng nêu trên cần tiến hành một số giải pháp sau:
- Các cơ sở và trung tâm YTDP cần có quy hoạch đào tạo, sử dụng KTV cũng giống như đã có quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn trung cao cấp, đồng thời có lộ trình thực hiện tương ứng, có kế hoạch sử dụng, đãi ngộ cho các KTV tay nghề cao để bồi dường và duy trì đội ngũ này cho từng chuyên ngành tại mỗi cơ Sở YTDP.
- Đề nghị Nhà nước và Bộ y tế tăng một cách hợp lý chỉ tiêu đào tạo KTV YTDP và phân bố một mạng lưới đào tạo hợp lý bằng cách mở rộng hơn diện các cơ sở đào tạo, có thể giao thêm cho một số viện chuyên ngành có đủ tiêu chuẩn cơ sở vật chất kỹ thuật và có kinh nghiệm tham gia vào việc đào tạo KTV cho chuyên ngành, cho khu vực của mình.
- Nên đa dạng hoá loại hình đào tạo KTV YTDP do tính chất chuyên khoa hoá ngày càng cao của khoa học YHDP hiện nay. Các chuyên ngành Dịch tễ, Vệ sinh môi trường, Vệ sinh an toàn thực phẩm, Dinh dưỡng, Sốt rét- ký sinh trùng và côn trùng, Vi sinh-miễn dịch đều cần có KTV được đào tạo tương đối sâu theo hướng chuyên khoa.
5- Để có cán bộ và KTV hiểu sâu và sử dụng có hiệu quả cao hơn các trang thiết bị máy móc y tế thuộc hệ YTDP mà hiện đang rất thiếu cán bộ được đào tạo chính quy, hầu hết người sử dụng kiểm nghiệm chưa qua đào tạo bài bản, cần chú ý hơn công việc đào tạo loại hình nhân lực này với các giải pháp xin đề nghị như sau:
-Các cơ sở YTDP các tuyến, nhất là trung tâm YTDP tỉnh nên lập quy hoạch chỗ đi đào tạo/bổ túc lại đối với loại hình cán bộ này.
- Trên cơ sở mở rộng nhiệm vụ đào tạo Cử nhân y sinh học thiết bị y tế của trường Kỹ thuật TBYT TƯ, nghiên cứu mở các khoa/lớp đào tạo chuyên ngành về máy y học-sinh học (trong đó có trang bị YTDP) ở bậc đại học hay trung học tại các trường đại học y dược quân dân y có đủ tiêu chuẩn.
- Đưa nội dung giảng dạy về một số trang thiết bị tối thiểu vào chương trình đào tạo chuyên ngành ở trưởng và viện nghiên cứu cho các đối tượng có nhu cầu cao hiện nay.
- Các viện chuyên ngành tăng cường mở các lớp/khoá huấn luyện ngắn cập nhật về một hoặc một nhóm các trang bị thường sử dụng hoặc có yêu cầu sử dụng tại cơ sở YTDPđể đáp ứng ngay cho yêu cầu nâng cao chất lượng sửdụng đối với các trang bị đã có.
-Yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ máy và trang bị bảo đảm cho được nội dung đào tạo sử dụng trong từng hợp đồng mua sắm trang bị.
-Các đội và trung tâm YTDP các tuyến, kể cả các viện tuyến TW và khu vực nên có mục tiêu đào tạo cán bộ sử dụng thành thạo hệ thống máy vi tính, ứng dụng vào việc tiếp nhận, sử lý, báo cáo, lưu trữ thông tin số liệu về giám sát dịch bệnh trong khu vực quản lý, đáp ứng cho việc nâng cao chất lượng giám sát dịch tễ và từng bước góp phần xây dựng hệ thống quản lý hành chính hiện đại (chính phủ điện tử) của Nhà nước ta.
6- Tuy đến nay cả nước đã có trên 72% thôn bản ấp có y tế thôn bản, song nhìn chung việc đào tạo Y tế thôn bản còn thả nổi một phần vì chưa có khung chương trình chung toàn Ngành. Vì vậy nên tiến tới ban hành một khung chương trình gốc, để sau đó mỗi tỉnh, mỗi cơ sở đào tạo dùng làm căn cứ và bổ xung thêm các nội dung đặc thù của địa phương mình. Trong nội dung đào tạo y tế thôn bản nên dành một tỷ lệ thích đáng cho huấn luyện các kỹ răng tuyên truyền, vận động, giáo dục và thực hành VSPB tại cộng đồng.
Trên đây là một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lượng hoạt động YTDP chủ yếu tại tuyến tỉnh và huyện bằng con đường từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên khoa cho ngành YTDP, với hi vọng những đề nghị này có thể góp phần thực hiện mục tiêu trong định hướng chiến lược 2001-2010mà Hội nghị toàn quốc YTDP, 18/1212001 , đã đề ra: Đến năm 2010 có 30% cán bộ hệ YTDP Có trình độ trên đại học, trong đó 60% được đào tạo chuyên khoa VSDT hoặc YTCC. Tình trạng chất lượng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ chuyên môn kỹ thuật ở các viện chuyên ngành YTDP tuyến Tư và khu vực xin không được đề cập ở bài viết này.

Chữ ký của Admin

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


Đào tạo nhân lực cho ngành y tế dự phòng ở địa phương trong giai đoạn hiện nay Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất