Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

Sinh viên “choáng” với đào tạo theo tín chỉ Empty Sinh viên “choáng” với đào tạo theo tín chỉ Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

Sinh viên “choáng” với đào tạo theo tín chỉ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Fri Nov 05, 2010 3:07 pm
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
trai xu bien
trai xu bien
mod

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
429%/1000%

Tài năng:33%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Nam
» Tổng số bài gửi : 429
» Points : 1288
» Reputation : 9
» Join date : 25/10/2010
» Age : 33
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: Sinh viên “choáng” với đào tạo theo tín chỉ


Nhiều sinh viên (SV) chưa thể thích nghi với hình thức đào tạo theo tín chỉ, đặc biệt, đối với SV năm thứ nhất hoặc từ vùng nông thôn...”. Ông Phạm Tấn Hạ, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, nhận định như vậy về tình hình đào tạo theo tín chỉ. Trong quá trình các trường ĐH, CĐ chuyển từ đào tạo niên chế sang tín chỉ, tình hình chung là trường triển khai tới đâu sinh viên “kêu” tới đó.


Sinh viên “choáng” với đào tạo theo tín chỉ 090505101129-633-969

Đào tạo theo học chế tín chỉ buộc sinh viên phải tự học nhiều hơn - ảnh minh hoạ

Chưa quen cách học


Ông Phạm Tấn Hạ cho rằng nguyên nhân của sự “choáng ngợp” là do SV đã quen cách học ở phổ thông theo kiểu một chiều, thầy đọc trò chép, thầy giảng trò ghi... Khi chuyển sang học theo tín chỉ, SV phải tăng thời gian tự học, không có người kèm cặp thường xuyên, phải tự vận động nhiều hơn nên cảm thấy nhiều áp lực.



Một giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM cho biết có những lớp rất nhiều thủ khoa đầu vào, tưởng rằng buổi học sẽ sôi nổi và chủ động nhưng cuối cùng giảng viên vẫn nói nhiều mà SV lại không chịu nói. Thật ra, SV không biết gì để trao đổi vì không chủ động đọc trước tài liệu...



Đồng tình với ý kiến trên, thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Phúc, giảng viên khoa Anh Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng việc yêu cầu SV năm thứ nhất phải ngay lập tức có khả năng tự học và tự nghiên cứu là điều khó khăn. Bên cạnh đó, SV cũng phải thường xuyên làm các bài tập về nhà, cũng như tham gia nhiều buổi hội thảo. Điều này gây ra tình trạng quá tải đối với SV.



Một vấn đề tưởng như rất dễ dàng là bố trí học nhóm, nhưng SV cũng chưa quen cách học này khi ai cũng muốn làm nhóm trưởng. “Có nhóm, SV ngồi với nhau bàn bạc cả ngày nhưng cuối cùng chẳng ai nghe ai”, bà Nguyễn Thị Mai Bình, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Hùng Vương, nói.



Chưa thuần cách thi



Do chưa quen với cách học mới, hiệu quả học tập thấp nên SV nhiều trường thường xuyên xin rút môn học. Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng Phòng Công tác học sinh- SV Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho biết học kỳ II năm học 2007-2008 có khoảng 6.000 SV xin rút môn học. Việc rút môn học tiếp tục xảy ra ồ ạt trong học kỳ I năm học 2008-2009 khi có đến 7.000 lượt SV xin rút môn học. Theo ông Đức, mỗi học kỳ, SV được quyền chọn học tối thiểu 15 tín chỉ nhưng do không lường được sức mình nên SV đăng ký [You must be registered and logged in to see this link.] tín chỉ nhiều dẫn đến quá tải, không học nổi, các em phải xin rút. Ông Đức cho biết thêm: “Có em đăng ký 15 môn, nhưng đến kỳ thi, em này xin rút 14 môn, dự thi đúng có một môn. Quá nhiều SV rút môn học nên có những phòng thi chỉ có vài em”. Chính điều này đã gây ra sự lãng phí khi trường vẫn phải sắp xếp phòng thi, cán bộ coi thi...



Tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, đối với học kỳ đầu tiên của SV năm thứ nhất, trường không cho SV đăng ký môn học mà “đăng ký hộ” cho SV số tín chỉ cố định để SV thích nghi dần.



Cần thời gian, lộ trình



Trong khi đó, nhiều SV cũng tâm tư việc bố trí giờ học của nhà trường cũng như công tác [You must be registered and logged in to see this link.] chưa hỗ trợ nhiều cho người học trong đào tạo theo tín chỉ. Tiếp xúc với chúng tôi tại sảnh Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, một SV ngành ngữ văn than thở các môn học được bố trí trải ra trong một ngày, nên có lúc SV học một vài tiết buổi sáng rồi nghỉ và đến chiều lại học một vài tiết nữa. Có những buổi học kết thúc vào hết tiết cuối cùng của buổi sáng nhưng môn học sau lại bắt đầu vào tiết đầu tiên của buổi chiều, do đó SV chỉ có thời gian ít ỏi để ăn trưa rồi chuyển giảng đường để học. SV này cho biết rất mệt mỏi khi lịch học được bố trí căng như vậy.



Một SV ngành tâm lý học cho biết thêm, đối với các môn lý luận đại cương, việc học hết sức khó khăn bởi SV phải tự tìm tài liệu đọc thêm, nhưng không phải lúc nào cũng có thể tìm được đúng tài liệu mà giảng viên liệt kê ở thư viện.



Ngoài ra, thay vì được thi lại hai lần như trước đây, đào tạo theo tín chỉ chỉ cho phép SV thi một lần, không đạt [You must be registered and logged in to see this link.] kết thúc môn học, SV viên phải đóng học phí học lại môn học. Đây [You must be registered and logged in to see this link.] là áp lực khiến SV phải học nhiều hơn.



Theo bà Nguyễn Thị Mai Bình, không chỉ SV mà phụ huynh cũng chưa quen với đào tạo tín chỉ nên có người đã đến tận trường thắc mắc: “Vì sao con tôi học chăm chỉ suốt ngày mà điểm học kỳ lại dưới trung bình?”. Do vậy, hiện nay Trường ĐH Hùng Vương vẫn phải áp dụng cả thang điểm 10 lẫn thang điểm 4 để tránh bỡ ngỡ cho SV lẫn... phụ huynh!



“Thật khó vận dụng triệt để hình thức đào tạo tín chỉ trong ngày một, ngày hai. Cần có lộ trình, có thời gian để “thấm” được tính ưu việt của hình thức đào tạo này cũng như để SV thay đổi thói quen học tập”- bà Nguyễn Thị Mai Bình nói.

Chữ ký của trai xu bien

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


Sinh viên “choáng” với đào tạo theo tín chỉ Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất