Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

Ngành Y - Tìm kiếm nhân tài cho đất Việt Empty Ngành Y - Tìm kiếm nhân tài cho đất Việt Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

Ngành Y - Tìm kiếm nhân tài cho đất Việt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Fri Nov 26, 2010 10:14 am
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
trai xu bien
trai xu bien
mod

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
429%/1000%

Tài năng:33%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Nam
» Tổng số bài gửi : 429
» Points : 1288
» Reputation : 9
» Join date : 25/10/2010
» Age : 33
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: Ngành Y - Tìm kiếm nhân tài cho đất Việt


Ngành Y hiện đang là một trong những ngành rất được các bạn trẻ quan tâm và muốn trở thành một người chuyên về lĩnh vực này thì rất là khó. Tìm hiểu một chút nhé Ngành Y - Tìm kiếm nhân tài cho đất Việt 1

[You must be registered and logged in to see this link.]



Giới thiệu chung:

Y tế là một lĩnh vực khoa học chuyên nghiên cứu về bệnh lý từ đó chuẩn đoán, xây dựng phác đồ phòng và điều trị bệnh lý, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về dạng bệnh phẩm, một bộ phận khác có nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo ra các dược phẩm chữa trị, phục hồi hoặc nâng cao sức đề khánh cũng như sức khỏe, lĩnh vực này trong y học được gọi chung là Dược học. Người công tác trong lĩnh vực y tế được gọi với cái tên trìu mến là “Thầy thuốc” hay “bác sĩ”, là người có nhiệm vụ bảo vệ, duy trì, phục hồi sức khỏe cho con người. Ở nước ta có thành ngữ "Lương y như từ mẫu" ý nói thầy thuốc phải là người có y đức chăm sóc cho người bệnh giống như mẹ hiền. Ở nhiều nước, sinh viên ngành Y trước khi tốt nghiệp trở thành thầy thuốc phải đọc lời thề Hippocrates.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Công việc của những người làm việc trong lĩnh vực y học thường rất vất vả và đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao độ, thường xuyên phải trực đêm, trực vào ngày nghỉ hoặc các kỳ nghỉ. Hơn thế, người làm trong ngành y thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh tật, vi khuẩn, máu, thậm chí với cả tử thi. Ngày nay, những thành tựa khoa học công nghệ góp phần phát triển mạnh mẽ ngành y học, số lượng bác sĩ của nước ta đang còn thiếu nhiều. Ngoài các bệnh viện Trung ương, Bộ, ngành và các cấp địa phương, hiện nay ngày càng nhiều bệnh viện, phòng khám tư nhân được xây dựng, đòi hỏi bổ sung đội ngũ nhân lực.

Phẩm chất, kỹ năng yêu cầu:

Để thành công trong lĩnh vực Y học, ngoài những kiến thức chuyên môn bạn phải trang bị tại các trường đào tạo chuyên ngành, những tố chất kỹ năng cần có đối với các lương y như:
+ Lòng nhân hậu, thương người
+ Sự kiên trì, nhẫn lại
+ Sự can đảm
+ Tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực
+ Khả năng giao tiếp tốt, phong thái cởi mở, biết cách tạo sự tin cậy, cảm thông chia sẻ với bệnh nhân
+ Khả năng phán đoán tốt, nhạy bén
+ Đôi bàn tay khéo léo
+ Sức khoẻ tốt, đặc biệt là thần kinh vững vàng.

Các ngành nghề đào tạo
Bác sĩ đa khoa
Bác sĩ Nha khoa
Bác sĩ Răng Hàm Mặt
Bác sĩ Y học cổ truyền
Bác sĩ Y học dự phòng
Y tế học đường
Y tế công cộng
Điều dưỡng
Dược
Hộ sinh
Kĩ thuật Y học
Các ngành liên quan
__________________________________________________ __________________________

* * Bác sĩ đa khoa:

Bác sĩ Đa khoa được đào tạo toàn diện; có nhiệm vụ khám chữa bệnh tại các sơ sở y tế, điều trị và hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân tại nhà, thực hiện công tác phòng bệnh, giáo dục sức khỏe, tổ chức và quản lý các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học…


[You must be registered and logged in to see this link.]

Hướng dẫn thực hành gây mê hồi sức trong phẫu thuật nội soi
Sinh viên học ngành Bác sĩ Đa khoa được cung cấp kiến thức đại cương chung khối B: Toán cao cấp, Xác suất - Thống kê, Vật lý đại cương, Sinh học, Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa sinh, Di truyền học… Các kiến thức cơ sở ngành: Giải phẫu học, Mô phôi, Sinh lý học, Hóa sinh, Vi sinh vật, Ký sinh trùng, Sinh lý bệnh, Miễn dịch, Dược lý học, Dịch tế học, Sức khỏe môi trường, Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Giáo dục sức khỏe, Kỹ năng giao tiếp, Tổ chức y tế, Chương trình y tế Quốc gia, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Sức khỏe sinh sản…

Trên nền những kiến thức cơ sở đó, sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức chuyên sâu về: Y học lâm sàng, Y học hiện đại, Y học cổ truyền, Nội da liễu, Ngoại nội tiết, Huyết học, Nhi tâm thần, Nhiễm lao - Bệnh phổi, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh, Tai - Mũi - Họng, Chấn thương Chỉnh hình mắt, Ung thư, Dược học cổ truyền, Dưỡng sinh, Châm cứu, Bệnh học, Chẩn đoán hình ảnh…

* * Bác sĩ Nha khoa:

Bác sĩ Nha khoa được đào tạo chuyên sâu về răng miệng; có nhiệm vụ khám, chữa bệnh và nghiên cứu các công nghệ phục hồi chức năng răng miệng cho người bệnh.
Sinh viên học ngành Bác sĩ Nha khoa được cung cấp kiến thức đại cương chung khối B và các kiến thức cơ sở ngành như đào tạo Bác sĩ Đa khoa. Ngoài ra, còn được nghiên cứu chuyên sâu các bệnh về răng, hàm, mặt… để có thể đảm nhiệm công tác phòng ngừa, chẩn đoán và chữa trị bênh, thương tật, dị tật ở răng, hàm, miệng. Nếu bạn có kinh nghiệm lâu năm thì sẽ được tham gia vào các khâu khó hơn như: Chữa tủy răng, phẫu thuật răng, hàm, ghép răng, trồng răng... cho bệnh nhân giúp họ phục hồi chức năng răng miệng.

Ngoài ra, các nha sĩ còn phải giúp bệnh nhân lấy lại được nụ cười thời thanh xuân bằng các phương pháp điều trị thẩm mỹ như: Phục hình răng sậm màu, răng thưa, giảm hô móm, lệch lạc hay phục hình trong trường hợp mất nhiều răng...

Cuối cùng, nếu bạn có thể làm việc trong phòng nghiên cứu nha khoa để nghiên cứu các phương thuốc, hóa chất, dược phẩm... nhằm hỗ trợ các nha sĩ trong quá trình khám và chữa trị bệnh. Bạn cũng có thể tham gia vào quy trình sản xuất ra những chiếc răng giả mang chất lượng và tính thẩm mỹ cao để giúp các bệnh nhân bị hỏng răng có thể sử dụng tốt trong sinh hoạt hằng ngày.

* * Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt:

Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt được đào tạo chuyên sâu về Răng - Hàm - Mặt; có nhiệm vụ khám, chữa bệnh, phẫu thuật, khôi phục chức năng về răng, hàm, mặt cho người bệnh.

Sinh viên học ngành Bác sĩ Răng- Hàm - Mặt được cung cấp kiến thức đại cương chung khối B và các kiến thức cơ sở ngành như đào tạo Bác sĩ Đa khoa. Ngoài ra còn được đào tạo chuyên sâu về Răng - Hàm - Mặt như: Nha khoa cơ sở, Phẫu thuật hàm mặt, Mô phỏng nha khoa… để khi học xong sinh viên chuyên ngành có khả năng khám và chữa bệnh răng miệng ở các cơ sở y tế; làm công tác phòng bệnh, tư vấn và giáo dục sức khỏe răng miệng; tổ chức quản lý các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng; tham gia công tác đào tạo nghiên cứu khoa học…

* * Bác sĩ Y học cổ truyền:

Bác sĩ y học cổ truyền được đào tạo chuyên sâu về sử dụng thuốc Bắc, thuốc Nam, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… để chữa bệnh và nghiên cứu các phương pháp tập luyện phục hồi chức năng cho người bệnh.

Sinh viên học ngành Bác sĩ Y học cổ truyền được cung cấp kiến thức đại cương chung khối B và các kiến thức cơ sở ngành như đào tạo Bác sĩ Đa khoa. Ngoài ra sinh viên còn được nghiên cứu chuyên sâu về Y học cổ truyền: Dược học cổ truyền (Thực vật dược, Dược lâm sàng, Dược học cổ truyền, Chế biến dược liệu, Các phương pháp bào chế các dạng thuốc y học cổ truyên); Dưỡng sinh (Phương pháp xoa bóp, Phương pháp thực dưỡng); Châm cứu (Điện châm, Đầu châm, Châm tê, Thủy châm); Bệnh học (Bệnh học kết hợp nội khoa, Bệnh học kết hợp Ngoại, Nhi, Nhiễm, Phụ sản và Điều trị học dùng thuốc y học cổ truyền…). Sinh viên sau khi ra trường có khả năng khám, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, dự phòng bệnh tật, giáo dục tăng cường sức khỏe bằng y học cổ truyền; phát hiện và xử lý ban đầu một số bệnh cấp cứu; tổ chức quản lý các dịch vụ, các chương trình chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền tại cộng đồng; tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học…

* * Bác sĩ Y học dự phòng:

Bác sĩ y tế dự phòng được đào tạo chuyên sâu về công tác phòng chống, kiểm soát các bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh xã hội, sức khỏe môi trường, sức khỏe nghề nghiệp, sức khỏe trường học, dinh dưỡng cộng đồng... Quản lý vắc xin, sinh phẩm y tế và hoá chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. Y học dự phòng là cầu nối giữa y học và y tế công cộng. Trong khi y học quan tâm đến chẩn đoán và điều trị bệnh cho một bệnh nhân thì y tế công cộng quan tâm nhiều hơn đến phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Vì vậy mục tiêu hàng đầu của Y học dự phòng là nâng cao sức khỏe của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng.
Sinh viên ngành Bác sĩ y tế dự phòng được đào tạo như Bác sĩ đa khoa và chuyên sâu về các vấn đề chẩn đoán sức khỏe cộng đồng, sức khỏe dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các vấn đề sức khỏe liên quan các tác nhân ngoại sinh, nội sinh, kể cả di truyền và lối sống, dịch bệnh nhiễm trùng, không nhiễm trùng, dịch bệnh liên quan đến lứa tuổi, phòng chống các bệnh xã hội, quản lý các chương trình dịch vụ y tế, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe…

* * Y tế học đường:

Y tế học đường có vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tuyến ban đầu cho học sinh, sinh viên - những thế hệ tương lai của đất nước.

Nhân viên Y tế học đường được đào tạo đầy đủ với kiến thức và thực hành nghiệp vụ cần thiết từ các trường đại học y dược, cao đẳng hay trung học y tế; có khả năng khám chữa bệnh và xử trí các tình huống cấp cứu do bệnh tật, tai nạn, thương tích xảy ra trong nhà trường. Số lượng nhân viên y tế tuyển dụng phụ thuộc vào số lượng học sinh, sinh viên, giáo viên và nhân viên nhà trường để đáp ứng yêu cầu công việc.

Những năm gần đây, các chương trình cơ bản (nha học đường, mắt học đường, vệ sinh y tế học đường, thấp tim học đường) đã được đưa vào thực hiện trong trường học. Phát động nhiều phong trào vệ sinh trường học, phòng chống dịch bệnh trong nhà trường; duy trì và xây dựng nhiều mô hình điểm về phòng chống các bệnh thường gặp như cận thị, vẹo cột sống...

Khám răng cho HS tiểu học trong chương trình nha khoa học đường.

* *
Y tế công cộng:

Bác sĩ y tế cộng đồng được đào tạo chuyên sâu sức khỏe cộng dồng và các yếu tố tác động đến sức khỏe, nghiên cứu hoạch định các giải pháp hữu ích nhằm giảm thiểu thiệt hại tới sức khỏe cộng đồng.

Sinh viên học ngành Bác sĩ Y tế cộng đồng được cung cấp kiến thức đại cương chung khối B và các kiến thức cơ sở ngành như đào tạo Bác sĩ Đa khoa. Ngoài ra sinh viên còn được nghiên cứu chuyên sâu như: Sức khỏe các lứa tuổi, Các bệnh thông thường ở cộng đồng, Nghiên cứu sức khỏe cộng động, Thảm họa và Sức khỏe các lứa tuổi, Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm, Dịch tễ học các bệnh không truyền nhiễm, Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Pháp y…

Sinh viên sau khi ra trường sẽ có khả năng xác định các yếu tố của môi trường tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe và những vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng rồi đưa ra các chiến lược giải quyết; giáo dục sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ban đầu; tham gia quản lý các chương trình và dịch vụ y tế; phát hiện và xử lý một số bệnh thông thường; giám sát, phát hiện sớm và tham gia phòng chống dịch; tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học…


[You must be registered and logged in to see this link.]

* *
Điều dưỡng:

(Bao gồm những ngành sau: Điều dưỡng, Điều dưỡng Đa khoa, Điều dưỡng Nha khoa, Điều dưỡng sản phụ khoa, Điều dưỡng nội khoa, Điều dưỡng nhi khoa, Điều dưỡng ngoại khoa, Điều dưỡng gây mê hồi sức, Điều dưỡng y học cổ truyền.)

Sinh viên học ngành Bác sĩ Điều dưỡng được cung cấp kiến thức đại cương chung khối B và các kiến thức cơ sở ngành như đào tạo Bác sĩ Đa khoa. Đồng thời nhà trường còn đào tạo để sinh viên có khối kiến thức chuyên sâu của như: Điều dưỡng cơ bản, Phục hồi chức năng, Điều dưỡng cấp cứu, hồi sức, Điều dưỡng nội, Điều dưỡng ngoại, Điều dưỡng nhi, Điều dưỡng phụ sản, Điều dưỡng truyền nhiễm, Điều dưỡng chuyên khoa hệ nội (Lão khoa, Thần kinh, Da liễu…); Điều dưỡng chuyên khoa hệ ngoại (Mắt; Tai - Mũi - Họng, Răng - Hàm - Mặt …); Quản lý điều dưỡng, Điều dưỡng công cộng, Y học cổ truyền, Nội bệnh lý, Ngoại bệnh lý, Sản bệnh lý, Nhi bệnh lý… để khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có khả năng tham gia quản lý nghiên cứu khoa họ về điều dưỡng…

* * Dược:

Dược học là bộ phận nghiên cứu, bào chế ra các loại dược phẩm dùng để chữa trị, phục hồi hoặc nâng cao sức đề kháng cũng như sức khỏe cho con người. Dược phẩm hay thuốc là những chất dưới dạng đơn chất hoặc hỗn hợp có nguồn gốc rõ ràng, được dùng cho người hoặc sinh vật để chẩn đoán hoặc chữa bệnh...

Dược sĩ là người làm các công việc khoa học trong ngành dược, một ngành tạo mối liên hệ giữa khoa học sức khỏe và hóa học. Vai trò thường thấy của họ là nhận toa thuốc từ thầy thuốc, bốc thuốc và tư vấn cho bệnh nhân cách sử dụng đúng và các tác dụng phụ của thuốc. Dược sĩ đảm bảo sự an toàn và tác dụng của thuốc. Dược sĩ cũng tham gia vào việc xử lí tình trạng bệnh tật bằng cách phối hợp với thầy thuốc và các chuyên gia y tế khác nhằm tối ưu hóa và giám sát việc chữa trị bằng thuốc. Dược sĩ được chia theo trình độ: Dược sĩ cao cấp, dược sĩ trung cấp, dược sĩ sơ cấp và nghiên cứu nâng cao như Thạc sĩ, Tiến sĩ dược khoa.

Ngành Dược được chia làm hai bộ phận là Đông dược và Tân dược:

+ Đông dược là những loại thuốc có nguồn gốc từ cỏ, cây, hoa, lá, khoáng vật, động vật và khi dùng chữa bệnh người ta thường sắc uống. Hiện nay Đông Dược vẫn được bào chế theo phương pháp cổ truyền, có một số loại đã được cải tiến thành dưới dạng viên nén, viên nang, chè tán, …. Tuy Đông Dược tác dụng chữa bệnh không mạnh bằng Tân Dược nhưng ít phản ứng phụ và chữa được một số bệnh mãn tính mà Tân Dược không làm được.
+ Tân dược là những loại thuốc được sản xuất ra từ hóa chất, vi nấm, hợp chất từ cỏ cây (ở dạng tinh khiết), hoặc một số khoáng chất tự nhiên, từ động vật. Tân Dược có tác dụng chống và chữa bệnh mạnh hơn Đông Dược, dễ sử dụng; nhưng một số loại có phản ứng phụ gây bất lợi cho sức khỏe con người.

Sinh viên học ngành Dược được cung cấp kiến thức đại cương chung khối B và các kiến thức cơ sở chuyên ngành tương tự các ngành Y khoa khác. Ngoài ra sinh viên còn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của ngành dược như: Hóa dược, Sinh hóa, Ký sinh, Thực vật, Nhận thức dược liệu, Dược liệu (Thực vật dược, Dược lâm sàng, Dược học cổ truyền, Chế biến dược liệu); Thủ thuật bào chế, Quản lý dược, phân tích kiểm nghiệm, Dược lý, Công nghiệp dược… để khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng hướng dẫn sử dụng, bào chế, sản xuất, quản lý và cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế và cộng đồng; có khả năng tự học vươn lên đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

* * Hộ sinh:

Hộ sinh là ngành nghiên cứu sức khỏe, chăm sóc sức khỏe cho sản phụ và trẻ sơ sinh, hay như cách gọi thông thường là nghề “đỡ đẻ”. Hộ sinh được đào tạo ở hầu hết các trường Trung học hay Cao đẳng Y tế của các tỉnh. Nếu thí sinh có nguyện vọng học và làm nghề này có thể dễ dàng tìm thấy các khóa đào tạo hộ sinh tại các trường Trung cấp Y tế tại tỉnh mình. Ngoài ra, các Trường Đại học như Đại học Y Thái Bình, Đại học điều dưỡng Nam Định, Đại học Y dược TP.HCM... cũng mở lớp hộ sinh hệ trung cấp để đáp ứng nhu cầu của thí sinh và xã hội.


[You must be registered and logged in to see this link.]

* * Kỹ thuật Y học:

(Bao gồm những ngành sau: Kỹ thuật Y học, Kỹ thuật hình ảnh Y học, Gây mê hồi sức, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm đa khoa, Kỹ thuật Vật lý trị liệu/phục hồi chức năng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật Y học dự phòng)

Kỹ thuật y học là ngành nghiên cứu chẩn đoán phi lâm sàng, hỗ trợ cho Bác sĩ trong chẩn đoán và chữa bệnh, phục hồi chức năng sau phẫu thuật…

Sinh viên học ngành Kỹ thuật Y học được cung cấp kiến thức đại cương chung khối B và các kiến thức cơ sở ngành như đào tạo Bác sĩ Đa khoa. Ngoài ra được nghiên cứu chuyên sâu như: Giải phẫu bệnh, Huyết học cơ bản, Huyết học tế bào, Ký sinh trùng, Đông máu, Truyền máu, Hóa sinh, Vi sinh, Gây mê hồi sức, Xét nghiệm, Vật lý trị liệu, X quang… Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kỹ thuật Y học có khả năng thực hiện được các xét nghiệm thuộc các lĩnh vực: Vi sinh, Kí sinh trùng, Hóa sinh, Huyết máu, Miễn dịch, Giải phẫu bệnh…

* *
Các ngành liên quan:


  • Bác sĩ quân y.
  • Kỹ thuật điện tử y sinh học.
  • Công nghệ sinh học y dược.
  • Công nghệ hóa dược.
  • Cử nhân hóa dược.
  • Trung y - Dược
  • Kỹ thuật xét nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chữ ký của trai xu bien

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


Ngành Y - Tìm kiếm nhân tài cho đất Việt Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất