Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

BẢO QUẢN DÂY CHUYỀN LẠNH Empty BẢO QUẢN DÂY CHUYỀN LẠNH Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

BẢO QUẢN DÂY CHUYỀN LẠNH

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tue Oct 26, 2010 7:01 pm
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
hieu126
hieu126
menber

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
524%/1000%

Tài năng:%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Tổng số bài gửi : 524
» Points : 1579
» Reputation : 9
» Join date : 15/10/2010
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: BẢO QUẢN DÂY CHUYỀN LẠNH


Vắc xin nhạy cảm với nhiệt độ và đông băng do vậy phải bảo quản vắc xin ở nhiệt độ cho phép từ nơi sản xuất tới khi sử dụng. Hệ thống bảo quản, vận chuyển và phân phối vắc xin gọi là dây chuyền lạnh.

1. Nguyên tắc chung bảo quản văcxin
1.1 Vắc xin:


Vắc xin phải được bảo quản trong dây chuyền lạnh từ +2 độ C đến +8 độ C .

1.2 Dung môi:
- Nếu dung môi được đóng gói cùng với vắc xin thì bảo quản ở nhiệt độ từ +2°C đến +8°C.
- Nếu dung môi không đóng gói cùng với vắc xin và không có đủ chỗ trong dây chuyền lạnh thì có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng nhưng phải được làm lạnh tốt nhất một ngày trước khi sử dụng ở nhiệt độ từ +2°C đến +8°C .
- Không được để dung môi bị đông băng.

1.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ cao tới vắc xin
Tất cả các vắc xin đều chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ nhưng một số vắc xin nhạy cảm bởi nhiệt độ cao hơn các vắc xin khác.

1.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ lạnh tới vắc xin.
Một số vắc xin cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ lạnh, khi bị đông băng hoặc khi ở nhiệt độ dưới 0ºC có thể làm mất hiệu lực của vắc xin. Không được để những vắc xin này tiếp xúc với nhiệt độ đông băng và nhiệt độ cao.

1.5 Ảnh hưởng của ánh sáng tới vắc xin :
Vắc xin BCG, vắc xin sởi là những vắc xin rất nhạy cảm với ánh sáng và không được để những vắc xin này tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và ánh sáng đèn huỳnh quang (đèn nê ông).

1.6 Thời gian bảo quản vắc xin và hạn sử dụng:
Thời gian bảo quản vắc xin trong dây chuyền lạnh ở tuyến xã tối đa là 1 tháng, tuyến huyện từ 1-2 tháng. Cần lưu ý tới chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin (nếu có) và hạn sử dụng của vắc xin, không bao giờ được dùng vắc xin đã hết hạn sử dụng hoặc chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin cho thấy vắc xin cần phải hủy bỏ.

2. Dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin

Ở các tuyến khác nhau cần các loại dụng cụ khác nhau để vận chuyển và bảo quản vắc xin và dung môi ở nhiệt độ thích hợp.
- Tuyến trung ương và khu vực bảo quản vắc xin trong buồng lạnh, tủ đá, tủ lạnh, hòm lạnh, xe lạnh để vận chuyển vắc xin.
- Kho tỉnh, huyện tuỳ số lượng vắc xin cần buồng lạnh, tủ đá (để làm đông băng bình tích lạnh), tủ lạnh, hòm lạnh.
- Tại cơ sở y tế cần tủ lạnh có ngăn làm đá riêng (để làm đông băng bình tích lạnh), hòm lạnh và phích vắc xin.

2.1 Tủ lạnh:
2.1.1 Nguyên tắc chung sử dụng tủ lạnh bảo quản vắc xin:

Tủ lạnh chỉ dùng để bảo quản vắc xin và dung môi.
­ Có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ. Theo dõi và ghi lại nhiệt độ tủ lạnh 2 lần /ngày (sáng, chiều) và 7 ngày/tuần (cả ngày nghỉ và ngày lễ).
­ Không để vắc xin ở cánh cửa tủ lạnh.
­ Không để thực phẩm và đồ uống, các thuốc, hóa chất, bệnh phẩm trong tủ lạnh bảo quản vắc xin.
­ Không mở tủ lạnh thường xuyên, chỉ mở tủ lạnh để kiểm tra nhiệt độ, sắp xếp vắc xin vào tủ lạnh hay lấy vắc xin vào phích vắc xin cho buổi tiêm chủng.
­ Giữ lọ vắc xin có gắn chỉ thị nhiệt độ báo hiệu đã tiếp xúc với nhiệt độ cao nhưng chưa phải huỷ bỏ ở trong 1 hộp có dán nhãn “sử dụng trước”.

­ Không để trong tủ lạnh vắc xin quá hạn, bong nhãn, vắc xin đã pha hồi chỉnh còn lại sau buổi tiêm chủng, vắc xin đã mở và lọ vắc xin có gắn chỉ thị nhiệt độ đã có dấu hiệu phải huỷ bỏ.

­ Để các bình tích lạnh ở giá dưới cùng và ở cánh cửa tủ lạnh, làm đông băng bình tích lạnh ở khoang làm đá chúng sẽ giúp duy trì nhiệt độ lạnh trong trường hợp bị mất điện.


2.1.2 Sắp xếp tủ lạnh để bảo quản vắc xin như sau:
­ Tất cả các vắc xin phải được bảo quản ở khoang chính.
­ Sắp xếp các hộp vắc xin sao cho không khí có thể lưu thông giữa chúng, để những hộp vắc xin dễ bị hỏng bởi đông băng cách xa khoang làm đá, giàn làm lạnh, thành hoặc đáy của tủ lạnh là những nơi dễ bị đông băng:

Tủ lạnh mở cửa phía trước xếp như sau:
1) Văc xin sởi, BCG, OPV ở giá trên cùng.
2) Vắc xin DPT, uốn ván, VGB, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn để ở giá giữa.
3) Dung môi xếp bên cạnh vắc xin cùng loại.
Duy trì nhiệt độ thích hợp trong hòm lạnh và phích vắc xin

Ghi nhớ:
Để duy trì nhiệt độ trong hòm lạnh và phích vắc xin:
• Xếp đủ bình tích lạnh đông băng đã bắt đầu tan đá vào hòm lạnh và phích vắc xin.
• Để hòm lạnh và phích vắc xin ở chỗ mát.
• Đóng chặt nắp.
• Lọ vắc xin đã mở để trên miếng xốp trong phích vắc xin trong suốt buổi tiêm chủng.

6. Cách bảo quản dụng cụ dây chuyền lạnh
6.1 Bảo quản tủ lạnh
Tủ lạnh chỉ làm việc tốt nếu được bảo dưỡng liên tục, sạch và được xả băng thường xuyên.
Băng dầy trong khoang làm đá không làm cho tủ lạnh lạnh hơn. Ngược lại nó làm cho tủ lạnh hoạt động khó khăn hơn và tốn điện hoặc gas hơn. Nên xả băng tủ lạnh khi băng dầy hơn 0,5 cm hoặc 1 tháng 1 lần.

Xả băng và làm vệ sinh tủ lạnh như sau:

• Lấy những vắc xin dễ bị hỏng bởi nhiệt độ cao (OPV, sởi, BCG, sốt vàng) và chuyển chúng vào trong hòm lạnh với bình tích lạnh đã đông băng.
• Lấy những vắc xin dễ bị đông băng (DPT, DT, Td, UV, viêm gan B, Hib, DPT-VGB) và dung môi, chuyển chúng vào hòm lạnh với bình tích lạnh đông băng đã bắt đầu tan đá.
• Tắt nguồn điện.
• Mở cửa tủ và đợi cho băng tan. Không dùng dao hoặc bất kỳ dụng cụ nào để cậy băng vì làm như vậy tủ lạnh rất dễ bị hỏng.
• Lau sạch bên trong tủ và cửa tủ bằng khăn sạch.
• Bật tủ hoạt động trở lại.
• Khi nhiệt độ ở khoang chính của tủ đạt nhiệt độ +8°C hoặc thấp hơn (nhưng không dưới +2°C), thì để vắc xin, dung môi và bình tích lạnh vào vị trí thích hợp trong tủ lạnh.
• Tối thiểu 1 tháng quét bụi và mạng nhện ở dàn nóng (sau tủ) 1 lần vì bụi bẩn là nguyên nhân quan trọng làm hỏng tủ lạnh.



Nếu phải xả băng hơn một lần trong một tháng, có thể là do:
• Có thể đã mở cửa tủ nhiều lần (hơn 3 lần/1 ngày); hoặc
• Có thể cửa tủ đóng không kín; hoặc
• Có thể cần thay cửa tủ.

6.2 Phải làm gì khi tủ lạnh bảo quản vắc xin bị hỏng

Nếu tủ lạnh không hoạt động, trước hết hãy bảo quản vắc xin sau đó sẽ sửa tủ lạnh.
• Bảo quản vắc xin
Chuyển vắc xin sang hòm lạnh cho đến khi sửa tủ lạnh xong. Nếu thời gian sửa tủ lạnh nhanh bạn có thể sử dụng hòm lạnh hoặc phích vắc xin với bình tích lạnh để bảo quản tạm thời. Nếu thời gian sửa lâu chuyển vắc xin sang tủ lạnh khác. Luôn luôn có chỉ thị nhiệt độ đông băng kèm theo đối với các vắc xin dễ bị đông băng để theo dõi xem vắc xin có bị đông băng không.
• Sửa tủ lạnh
Kiểm tra nguồn điện hoặc gas. Nếu không có điện, hãy sắp xếp (chuyển vắc xin sang hòm lạnh và phích vắc xin) cho tới khi có điện trở lại. Nếu hết gas, hãy bổ sung thêm gas càng sớm càng tốt.
Nếu không phải do nguồn điện hoặc hết gas, hãy sửa tủ lạnh hoặc báo cáo cấp trên.
Ghi chi tiết nhiệt độ hàng ngày vào biểu đồ theo dõi nhiệt độ.
Chú ý: Bảo dưỡng thường xuyên tủ lạnh, cần có các tài liệu kỹ thuật đối với từng loại tủ lạnh.

6.3 Bảo quản hòm lạnh và phích vắc xin
Phích vắc xin và hòm lạnh phải luôn được khô sau khi sử dụng. Nếu chúng còn ướt mà bạn đã đậy nắp lại, chúng sẽ bị mốc. Các vết mốc sẽ làm ố, hỏng phích vắc xin và hòm lạnh. Phích vắc xin và hòm lạnh không sử dụng cần hé mở nắp.
Va đập và ánh nắng mặt trời có thể làm nứt thành và nắp của hòm lạnh và phích vắc xin. Nếu điều này xảy ra vắc xin bên trong phích sẽ bị nóng.
Nếu hòm lạnh và phích vắc xin có một vết nứt nhỏ có thể sửa tạm bằng cách dán băng dính vào chỗ nứt trong khi chờ cái mới.

Chữ ký của hieu126

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


BẢO QUẢN DÂY CHUYỀN LẠNH Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất