Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

viêm VA........ Empty viêm VA........ Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

viêm VA........

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Thu Oct 28, 2010 12:20 am
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
trai xu bien
trai xu bien
mod

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
429%/1000%

Tài năng:33%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Nam
» Tổng số bài gửi : 429
» Points : 1288
» Reputation : 9
» Join date : 25/10/2010
» Age : 33
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: viêm VA........


viêm VA........ Viem-V.A
Viêm V. A là nhóm bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh tai mũi họng ở trẻ em, chiếm trên 30% tổng số trẻ dưới 10 tuổi.

Bản thân khối V.A có thể viêm nhiễm, tái phát nhiều lần, trở thành ổ vi khuẩn và từ đó có thể gây biến chứng. V.A là nơi sản sinh ra các bạch cầu đơn nhân tham gia vào quá trình miễn dịch tế bào do chúng có thể len lỏi vào các khe hốc của V. A. Bình thường V. A của trẻ em phát triển về khối lượng để tăng cường quá trình miễn dịch sau khi đã hết miễn dịch của mẹ truyền cho đến khoảng 8 – 10 tuổi rồi giảm dần ở tuổi 15 thì thoái triển và đến tuổi thành niên thì vị trí tồn tại khối V.A chỉ còn một di tích phẳng ở trần vòm.
Nguyên nhân gây viêm V.A phần lớn là các loại virút Adenovirut, Rhinovirut, cúm, á cúm, virút hợp bào đường thở cùng với các loại vi khuẩn hay gặp ở đường hô hấp trên Hemophylus Influenza, phế cầu, liên cầu, đặc biệt là liên cầu tan huyết nhóm A - loại liên cầu này có khả năng gây biến chứng tàon thân như viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp cấp. Những bệnh này hay có sự kết hợp cửa các yếu tố nguy cơ như thể trạng suy dinh dưỡng, cơ địa tạng tân, yếu tố lạnh, nóng, độ ẩm và bụi bặm, khói, hoá chất độc hại từ môi trường sống.
Viêm V.A cấp hay gặp ở độ tuổi từ 6 tháng đến 3 – 4 tuổi. Trẻ biểu hiện sốt cao 39 – 40oC, quấy khóc, biếng ăn, đôi khi còn rối loạn tiêu hoá, hoặc nôn trớ, chảy nước mũi nhầy ra cửa mũi trước và xuống họng. Ngạt mũi làm trẻ bú khó, bú không được dài hơi, trẻ phải há mồm để thở nên rất dễ bị ho do không khí không được lọc và sưởi ấm qua mũi, đồng thời dịch chảy từ mũi xuống họng rơi vào thanh quản và phổi. Khám mũi thấy hai hốc mũi đầy mủ trắng đục hoặc vàng xanh, không quan sát được khối V.A. Quan sát họng thấy niêm mạc họng đỏ, thành sau họng có nhiều dịch chảy từ mũi uống. Khám tai thấy màng nhĩ đục hoặc hơi sưng huyết đỏ. Hạch dãy cảnh hoặc cơ ức đòn chũm ấn đau.
Quá trình viêm nhiễm tổ chức V.A tái phát nhiều lần làm cho V.A bị quá phát, xơ hoá dày 5 – 7 mm. Trẻ hay sốt vặt, toàn thân chậm phát triển so với trẻ cùng lứa tuổi, kém nhanh nhẹn, đêm ngủ không yên giấc, hay giật mình, ngáy to. Khi học kém tập trung tư tưởng do thiếu ôxy não kéo dài. Trẻ ngạt hai mũi hay phải há mồm để thở do mũi thường xuyên tăng xuất tiết, chảy dịch xanh kéo dài gây viêm loét cửa mũi. Soi mũi thấy niêm mạc mũi phù nề đầy mủ nhầy. Nếu hút hết mủ có thể thấy tổ chức V.A thấp thoáng ở cửa mũi sau. Khám họng thấy mủ nhầy trải đầy thành họng màu xanh hoặc vàng, nội song mũi xoang chỉ tiến hành được trẻ lớn sẽ thấy khối V.A sùi như quả dâu, sờ vòm trong giai đoạn này thấy vòm bị hẹp. Khám tai thấy màng nhĩ lõm hoặc có nước.
Viêm V.A có thể gây biến chứng nếu điều trị không đúng và kịp thời. Viêm thanh khí phế quản, trẻ ho dai dẳng, khàn tiếng, khó thở khi hoạt động mạnh. Viêm tai giữa cấp do viêm V.A biểu hiện bằng dấu hiệu đau tai xuất hiện sau chảy mũi mủ khoảng 5 – 7 ngày hoặc gây viêm tai thanh dịch, màng nhĩ đóng kín khó phát hiện. Viêm mũi xoang do mủ thường xuyên chảy vào hốc mũi, trẻ hay có rối loạn tiêu hoá, đau bụng đi ngoài phân sống. Đặc biệt là gây viêm hạch Gillett ở thành sau họng ở trẻ dưới 2 tuổi gây khó thở và tử vong vì mủ vỡ vào phổi, viêm kết mạc, viêm mi mắt…
Điều trị trong đợt cấp với kháng sinh toàn thân khi cần thiết, hạ sốt, chống viêm, giảm xung huyết tại mũi bằng các thuốc nhỏ mũi có tính chất kháng sinh, co mạch. Chỉ định nạo V.A được đặt khi viêm V.A gây cản trở chúc năng nói, thở hoặc viêm V.A tái đi tái lại nhiều lần khiến trẻ thường xuyên phải sử dụng kháng sinh. Viêm V.A gây biến chứng viêm tai giữa, áp xe thành sau họng, biến chứng toàn thân như thấp tim, viêm cầu thận, viêm khớp, ảnh hưởng tới phát triển tinh thần thay thể chất của trẻ.
Trẻ em bị viêm V.A lâu ngày ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống xương sọ, mặt tạo nên bộ mặt V.A: Trán dô, mũi tẹt, răng vẩu, môi dầy, cằm lẹm, ngực lép, vẹo xương sống, chân tay khẳng khiu./.
Theo Bác sĩ Gia đình

Chữ ký của trai xu bien

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


viêm VA........ Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất