Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Bác Sĩ Y Học Dự Phòng

TƯƠNG LAI LÀ DO CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
524 Số bài - 36%
429 Số bài - 29%
311 Số bài - 21%
116 Số bài - 8%
30 Số bài - 2%
24 Số bài - 2%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
10 Số bài - 1%
8 Số bài - 1%

vảy phấn hồng Empty vảy phấn hồng Empty

Similar topics
Admin nhắn với tất cả: xi lỗi trong thời gian qua do bạn công tác nên admin vắng nhà bây giờ admin đã trở lại sẽ làm cho diễn đàn tươi mới hơn              mr_soc nhắn với ydp10: co ai la dan ydp tp hcm ko.cung lam wen giup do mhau trong hok tap nha                 
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Bạn phải đăng nhập để gửi Thông điệp
Tài khoản:Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập:
:: Quên mật khẩu
Gửi đến :
Emoticon
Lời nhắn :

|
Bookmarks

vảy phấn hồng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Thu Oct 28, 2010 12:26 am
không có việc gì khó, chỉ tại không biết làm
trai xu bien
trai xu bien
mod

Cấp bậc thành viên
Danh vọng:
429%/1000%

Tài năng:33%/100%

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Nam
» Tổng số bài gửi : 429
» Points : 1288
» Reputation : 9
» Join date : 25/10/2010
» Age : 33
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: vảy phấn hồng


VẢY PHẤN HỐNG

(Pityriasis rosea)
Vảy phấn hồng là bệnh da đỏ vảy lành tính thường gặp. Bệnh lần đầu tiên được mô tả vào năm 1860 bởi Camille Melchior Gibert.

Dịch tễ học
Tần số: khoảng 2% bệnh nhân đến khám da liễu. Bệnh thường gặp nhất vào mùa xuân và thu.
Chủng tộc: không có sự ưu thế về chủng tộc.
Giới: bệnh thường gặp ở phụ nữ: tỷ lệ nữ/nam khoảng 2/1.
Tuổi: bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất từ 10-35 tuổi.
Nguyên nhân: chưa rõ. Người ta thấy bệnh liên quan đến mốt số yếu tố: virus, thuốc (captopril, metronidazol, isotretinoin, penicillamin, levamisol, bismuth, vàng, barbiturat, ketotifen, clonidin, omeprazol, terbinafin), vac-xin (BCG, bạch hầu), stress.

Lâm sàng
Tổn thương mẹ hay đốm báo hiệu (herald patch): thường là mảng tổn thương màu hồng đơn độc, có riềm vảy giống như viền đăng ten, đường kính từ 2-10cm, vị trí ở cổ hoặc thân người. Đốm báo hiệu gặp ở trên 50% bệnh nhân.
Sau khoảng vài giờ đến 3 tháng, trung bình 1-2 tuần, xuất hiện những tổn thương thứ phát: những đám da màu hồng, đường kính 0,5-1,5cm, có riềm vảy nhỏ. Vị trí thường gặp ở thân người và gốc chi.
Triệu chứng cơ năng: ngứa gặp ở 75% trường hợp.

Cận lâm sàng
Các xét nghiệm loại trừ bệnh giang mai.
Mô bệnh học.

Điều trị
Thuốc bôi: corticoid, dung dịch menthol-phenol.
Kháng histamin.
UV.

vảy phấn hồng 87_f4

vảy phấn hồng PR1


vảy phấn hồng PityriasisRosea_42640_lg


vảy phấn hồng Pityriasis_rosea

vảy phấn hồng 2503




Bệnh vảy phấn hồng Gibert

1. Đại cương:
Là bệnh cấp tính, bán tự miễn, có khả năng lây nhiễm, thường hay gặp ở người trẻ, tổn thương da có những đặc điểm dễ chẩn đoán, toàn thân ít ảnh hưởng.
2. Dịch tễ học:
Là bệnh thường gặp trên thế giới, nhất là vùng ôn đới. Tỉ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam (chiếm 60% trường hợp). Bệnh thường gặp ở người trung niên, nhưng cá biệt có thể gặp ở trẻ em và người già.
Đây là một bệnh lây truyền, ở vùng Transvaal bệnh có tính chất như một dịch trong gia đình và trong trường học. Năm 1982 Lassar quan sát thấy bệnh có liên quan đến việc mặc quần áo mới hoặc quần áo cũ (cất đi một thời gian sau đó mặc mà không giặt lại).
3. Căn nguyên:
Một số tác giả cho nguyên nhân là do vi khuẩn, nấm hoặc do virus nhưng chưa được chứng minh. Một số tác giả khác cho là do virus Epstein – Barr (là một loại virus AND thuộc họ Herpes virus gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân) thậm chí một số tác giả còn chứng minh bằng cách làm lây truyền qua vảy da hoặc thanh dịch của mụn nước nơi tổn thương.
4. Mô học:
Sự thay đổi tổ chức bệnh học không đặc hiệu, phù và thâm nhiễm nhẹ ở trung bì có hiện tượng xốp bào (Spongiosis) ở lớp thượng bì, có thể có á sừng. Nếu có mụn nước thì ở dưới lớp sừng.
5. Lâm sàng:
Lúc đầu bệnh biểu hiện không rõ ở 50% trường hợp, bệnh nhân cảm thấy đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi.
Tổn thương tiên phát thường hay xuất hiện ở trên thân người (thân mình, cánh tay,cẳng tay, cổ), có thể có ở mặt, đầu, thân dương vật. Tổn thương là các dát, đám tròn hoặc bầu dục giới hạn rõ, màu đỏ nhạt trên phủ vảy nhẹ, kích thước từ 2 – 5cm đường kính hoặc đôi khi lớn hơn. Tiến triển từ 5 đến 15 ngày (có thể sớm hơn hoặc kéo dài khoảng 2 tháng).
Tổn thương thứ phát thường xuất hiện nhiều đồng loạt sau 2 – 3 ngày hoặc đến 10 ngày. Các tổn thương mới kế tiếp phát triển vài tuần sau với các đặc điểm: viền đỏ xung quanh hơi gờ cao lên mặt da, vảy khô xám phủ trên, trung tâm tổn thương lõm, teo da nhăn màu nâu.
Sau một thời gian ở ngực, lưng, tổn thương sắp xếp thành các đường vệt song song theo chiều xương sườn.
Vị trí thường gặp: Thân mình (cổ, ngực, lưng, bụng), cánh tay, cổ tay, đùi cẳng chân. Ở trẻ em tổn thương hay gặp ở mặt. Hiếm gặp tổn thương ở vùng bán niêm mạc. Tổn thương ở lòng bàn tay cũng có thể có và biểu hiện bằng đỏ da bong vảy, có mụn nước nhỏ.
Triệu chứng toàn thân: ngứa nhẹ, sốt, mệt mỏi, hạch nách sưng.
Tiến triển: Tổn thương da thường biến mất sau 3 – 6 tuần, nhưng một số trường hợp kéo dài dai dẳng lâu hơn, khi khỏi không để lại sẹo, để lại vết hơi tăng hoặc giảm sắc tố.
Tổn thương tái phát sau vài tháng hoặc vài năm có thể gặp ở 2% trường hợp.
Tổn thương đơn độc cũng có thể thấy.
Bệnh có thể ở dạng không điển hình, biến dạng với khoảng 20% trường hợp. Các tổn thương thứ phát có thể thành đám lớn, nó có thể tràn lan hay thậm chí chỉ có vài tổn thương. Cùng lúc đó có thể có tổn thương ở đầu ngón tay. Đặc biệt ở trẻ em tổn thương có thể ở dạng sẩn mày đay ở giai đoạn sớm và có vảy phủ trên, hoặc tổn thương ở trẻ em dạng mày đay điển hình với điểm xuất huyết (tổn thương xuất huyết cấp tính cũng có ở người lớn), sẩn mụn nước, mụn mủ cũng có thể gặp. Tổn thương dạng sẩn hay gặp ở Châu Phi hơn Châu Âu. Sẩn lichen hay gặp ở rìa tổn thương.
Vẩy phấn vằn vèo và có bờ viền Vidal, một đôi khi thấy hình thái này ở người lớn. Tổn thương ít nhưng rải rác rộng, thông thường nó khu trú ở một vùng của cơ thể đặc biệt là nách và bẹn, kéo dài vài tháng, hình thái này là hình thái tràn lan.
6. Chẩn đoán:
6.1. Chẩn đoán xác định:
Khi tổn thương điển hình: dát đỏ, hình tròn hoặc bầu dục, viền vảy xung quanh, trung tâm lõm hơi teo da, tổn thương mẹ, tổn thương con. Chẩn đoán tương đối dễ.
6.2. Chẩn đoán phân biệt:
Khi tổn thương không điển hình: ban mày đay, ban xuất huyết thì chẩn đoán phân biệt với:
- Nhiễm độc da dị ứng thuốc.
- Viêm da tiết bã: thường tiến triển chậm, vị trí thường gặp ở vùng da đầu, trán, ngực, lưng… có vảy mỡ.
- Ban giang mai dạng vảy phấn: thường có các triệu chứng khác của giang mai như hạch, phản ứng huyết thanh (+).
- Ban mày đay ở trẻ em.
- Vảy nến thể giọt.
Các tổn thương da nhiễm sắc ở mặt, viêm da liên cầu ở trẻ em cũng dễ nhầm với bệnh này.
7. Điều trị:
Điều trị triệu chứng là chính. Điều trị mạnh tại chỗ là không cần thiết, tránh kích thích bởi tắm nóng, xà phòng và quần áo len. Để chống da khô, tránh kích thích có thể dùng crème corticoide. Tại chỗ có thể dùng tia cực tím liều dưới đỏ da.

Chữ ký của trai xu bien

«Ðề Tài Trước|Ðề Tài Kế»


vảy phấn hồng Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất